Lễ phát động tuyên truyền “điểm” Giáo dục Pháp luật cho học sinh năm học 2020-2021, tại trường THCS Tràm Chim

Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 41/KHLT-CA-GDĐT-TN-PN-TBXH ngày 04/2/2015 giữa Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT)-Công an Tỉnh-Sở Lao động Thương Binh và Xã Hội (LĐTB&XH)-Tỉnh Đoàn-Hội LHPN Tỉnh về phối hợp phòng, chống thanh thiếu niên vi phạm pháp luật trên địa bàn Tỉnh trong công tác phòng, chống thanh thiếu niên VPPL trên địa bàn Tỉnh;

Kế hoạch số 67/KH-SGDĐT ngày 26/8/2020 của Sở GDĐT triển khai công tác tuyên truyền phòng, chống thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, ma túy, AIDS, mại dâm, mua bán người; phòng, chống bạo lực học đường và giáo dục an toàn giao thông, năm học 2020 – 2021 (gọi tắt là phòng, chống thanh thiếu niên vi phạm pháp luật),

Nhằm trang bị thêm kiến thứ cho độ ngũ CBQL, giáo viên, học sinh trong công tác phòng, chống  ma túy; phòng , chống bạo lực học đường; giáo dục an toàn giao thông  và khuyến cáo việc sử dụng mạng xã hội trong trường phổ thông.

Sáng nay tại trường THCS Tràm Chim, Sở GDĐT đã phối hợp với Công an Tỉnh, Ban ATGT, Sở LĐTB&XH Tỉnh,  đã tổ chức buổi “tuyên truyền “điểm” giáo dục pháp luật cho học sinh năm học 2020-2021”.

Tham dự buổi lễ tuyên truyền có ông Nguyễn Văn Ngợi,-TP CTTT- Sở GDĐT; Ông Phạm Văn Lam, PCVP-Ban ATGT Tỉnh; Bà Lê Thị Phiến,-Trưởng phòng trẻ em, BGĐ-SỞ LĐTBXH ; Ông Lê Thanh Long –PTP GDĐT huyện; Ông Phạm Thái Bảo Giang,- BCV- CA huyện; Ông Vũ Văn Bi, PTP-KHĐT-thường trực Ban ATGT huyện; Cùng toàn thể CBQL-Giáo viên- nhân viên và học sinh khối 6-8 của trường THCS Tràm Chim.

Tại buổi tuyên truyền, các em học sinh đã, lắng nghe, và tiếp thu nghiêm túc các chuyên đề về “chống tai nạn thương tích đuối nước và bảo hiểm y tế học sinh năm học 2020 – 2021” và “ An toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường, vi phạm pháp luật và việc sử dụng mạng xã hội” do các báo cáo viên trình bày.

Buổi tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tránh xa các tệ nạn xã hội; ý thức phòng ngừa và bảo vệ bản thân trước các tai nạn  thương tích, đuối nước,.. của các em học sinh,từ đó lang rộng đến gia đình các em và xã hội. Bởi vì, ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chức năng thì rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục, định hướng cho các em lý tưởng sống tốt đẹp, cung cấp những kỹ năng sống cần thiết để các em tự bảo vệ bản thân, nhận biết và tránh xa môi trường dễ phát sinh tệ nạn xã hội, tiêu cực, không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Các bậc cha mẹ thường xuyên phối hợp với nhà trường để quản lý thời gian học hành, sinh hoạt của các con, dành thời gian quan tâm, nắm bắt tâm tư, tình cảm, chia sẻ với con bởi đây là giai đoạn trẻ dễ mắc những sai lầm không đáng có.

Hy vọng với sự quan tâm sâu sát của gia đình cùng sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội, tình trạng thương tích đáng tiếc hay vi phạm pháp luật và tội phạm trong thanh, thiếu niên sẽ được ngăn chặn, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trong xã hội và xây dựng thế hệ tương lai tốt đẹp./.

h1h3