TÍCH HỢP LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TAM NÔNG

BẢN ĐỒ TAM NÔNG

NỘI DUNG LỒNG GHÉP
TÍCH HỢP LỊCH SỬ HUYỆN TAM NÔNG
VÀO CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ THCS

  • Tam Nông trong thời Gia Định (1668 – 1802)NGUYEN PHUOC CHU

– Vào thời điểm 1668 chúa  (1675-1725) đất Tam Nông và cả Đồng Tháp Mười sai Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, lấy đất Nông Nại ( Đồng Nai) làm huyện Tân Bình. Tam Nông và cả vùng Đồng Tháp Mười lúc này thuộc huyện Tân Bình.

– Trãi qua nhiều lần thay đổi, cuối cùng Tam Nông thuộc huyện Kiến Khương của dinh Trấn Định.

  • Tam Nông trong thời Gia Định trấn và Gia Định thành .

– Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi cải Gia Định từ phủ sang trấn.

– Năm 1806 huyện Kiến Khương đổi thành huyện Kiến An: Kiến Đăng, Kiến Hòa và Kiến Hưng. Tam Nông thuộc tổng Kiến Đăng.

– Vùng đất Tam Nông là vùng đất mới khai phá có ba thôn là An Long, Tân Phú và Tân Thạnh

  • Tam Nông dưới thời Nam kì thuộc Pháp (1862-1954)

 – Sau hòa ước Nhâm Tuất 1862, Tam Nông vẫn nằm trong tổng phong Thạnh.

– Năm 1917 Pháp tách sáu làng nhập vào quận chợ Mới của tỉnh Long Xuyên.

– Đến tháng 7/1954 Tam Nông nằm trên hai tỉnh: Châu Đốc và Long Xuyên.

– Đến tháng 9/1954 ta thành lập lại tỉnh Long Xuyên, trong đó có huyện Phong Thạnh Thượng. Vùng đất Tam Nông nằm trong huyện này.

  • Phong trào “Đồng Khởi”

Tỉnh ủy Kiến Phong thành lập Tiểu đoàn 502 vào ngày kỉ niệm Nam bộ kháng chiến(23/9/1959), tại gò Quản Cung, sau 3 ngày thành lập, 26/9/1959 Tiểu đoàn 502 lập được chiến công lớn ở giồng Thị Đam, gò Quản Cung(xã phú Hiệp).

Tam Nông góp phần đấu tranh đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 -1965)

+ Tại An Long, cuộc biểu tình của quần chúng chống gom dân vào Ấp chiến lược(Khu A, phi trường An Long, khu 2 ở  đình An Long)

+ Tháng 4/1964, tại An Long, địch đi càn quét bắn chết 2 thường dân. Các đồng chí Huỳnh Tư, anh Rồng, Chị Phỉ… Tích cực vận động quần chúng đấu tranh.

+ Ở xã Phú Cường, chi bộ cử anh Tư Dân, một nông dân yêu nước hướng dẫn đoàn biểu tình khoảng gần 50 người, đấu tranh chống gom dân,  lập ấp chiến lược…

  • Tam Nông góp phần đánh bại chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ (1969 – 1973)

+ Từ đầu năm 1970, xã An long là địa bàn địch thường xuyên, địch tăng cường đánh phá để gom dân lập ấp, nhân dân tổ chức bắn tỉa làm tiêu hao lực lượng địch..

+Ở Phú Cường, đồng chí Tư Nghinh làm công tác binh địch vận, tổ chức lôi kéo một tiểu đội binh sĩ ngụy làm binh biến nổi dậy, mang một khẩu tiểu liên M2 về với cách mạng.

+ 5/1970, địch hành quân càn quét ở Gò Tre(Tân Công Sính), du kích đánh trả tiêu diệt được 5 tên địch..

+ 6/1970, thực hiện chỉ thị của Tỉnh ủy Kiến Phong, Ban cán sự Đảng tăng cường cán bộ trực tiếp về bám địa bàn các xã, khôi phục xây dựng cơ sở.

+ Ở Tam Nông, phong trào đấu tranh chống bắt lính diễn ra liên tục, khắp nơi ở vùng tạm chiếm.

+ Từ năm 1969-1972 chiến trường Tam Nông diễn ra ác liệt, địch tổ chức bắn phá nhiều nơi vùng căn cứ của ta, nhưng lực lượng cách mạng Tam Nông vẫn kiên cường đứng vững.

………………………..

 

Ghi chú: Tài liệu tích hợp:
1. Lịch sử truyền thống và cách mạng huyện Tam Nông(Thế kỉ XVIII- 1975).
2. Khái quát lịch sử truyền thống và cách mạng huyện Tam Nông (1975-2010)