TRƯỜNG THCS TRÀM CHIM
TỔ: NGỮ VĂN – GDCD
ÔN TẬP NGỮ VĂN 9
GV soạn: Võ Thị Yến Oanh – Sđt: 0842148979 – Email: yenoanh1981@gmail.com
GV: Đặng Thị Hiếu – Sđt: 0819169186 – Email: timtigon.hieu@gmail.com
GV: Lê Nguyễn Diệp Khuê – Sđt: 0775594988 – Email: vantoan0678@gmail.com
GV: Nguyễn Nhật Phượng – Sđt: 0983213949- Email: nguyennhutphuong1975@gmail.com
PHẦN I: TIẾNG VIỆT
- So sánh:
– Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gơi cảm cho sự diễn đạt.
* Cấu tạo của phép so sánh
So sánh 4 yếu tố:
– Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh.
– Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh).
– Từ so sánh.
– Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh.
Ta có sơ đồ sau :
Yếu tố 1 | Yếu tố 2 | Yếu tố 3 | Yếu tố 4 |
Vế A
(Sự vật được so sánh) |
Phương diện so sánh |
Từ so sánh |
Vế B
(Sự vật dùng để làm chuẩn so sánh) |
Mặt trời
Trẻ em |
xuống biển
|
như
như |
hòn lửa
búp trên cành |
+ Trong 4 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có mặt
+ Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh chìm vì phương diện so sánh (còn gọi là mặt so sánh) không lộ ra do đó sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn.
* Các kiểu so sánh
- So sánh ngang bằng
- So sánh hơn kém
* Tác dụng của so sánh
+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.
- Ẩn dụ:
– Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vì : lấy tên mặt trời gọi Bác. Mặt trời àBác có sự tương đồng về công lao giá trị.
* Các kiểu ẩn dụ
+ Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.
+ Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.
+ Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.
*Tác dụng của ẩn dụ
Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận – đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe.
- Nhân hóa :
* Ví dụ : Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng…
– Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn
được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
* Các kiểu nhân hoá
+ Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người
+ Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất sự vật.
+ Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người
* Tác dụng của phép nhân hoá
– Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; là cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.
- Hoán dụ:
* Ví dụ : Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước, chỉ cần trong xe có một trái tim.
– Gọi tên sự vật khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nó, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
* Các kiểu hoán dụ
+ Lấy bộ phận để gọi toàn thể: Ví dụ lấy cây bút để chỉ nhà văn
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: làng xóm chỉ nông dân
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: Hoa đào, hoa mai để chỉ mùa xuân
+ Lấy cái cụ thể để gọi caí trừu tượng: Mồ hôi để chỉ sự vất vả
- Nói quá:
– Biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
- Nói giảm, nói tránh
– Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn ghê sợ tránh thô tục, thiếu lịch sự
- Điệp ngữ:
– Lặp lai từ ngữ kiểu câu làm nổi bật ý, gây cảm súc mạnh
– Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, tạo cho câu văn câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giầu âm điệu, nhịp nhàng, hoặc hào hùng mạnh mẽ
- Chơi chữ :
– Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị
* Các lối chơi chữ :
+ Dùng từ đồng nghĩa, dùng từ trái nghĩa
+ Dùng lối nói lái
+ Dùng lối đồng âm:
+ Chơ chữ điệp phụ âm đầu
BÀI TẬP
- Em hãy xác định câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
- Xác định điệp ngữ trong bài cao dao sau
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt, leo ra leo vào.
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt, leo vào leo ra.
3.Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:
a, Gác kinh viện sách đôi nơi
Trong gang tấc lại gấp mười quan san
( Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b, Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
( Ca dao)
- Xác định biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn thơ sau. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
(Tế Hanh – Quê hương )
Em hãy xác định những câu sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
- Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
- Trẻ em như búp trên cành
- Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
- Em hãy sưu tầm 2 câu thơ, văn có sử dụng phép tu từ từ vựng, chỉ ra thuộc phép tu từ nào?
7.Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:
a, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
( Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
b, Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
( Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
PHẦN II. PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI, XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI, SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỤNG, DẪN TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP.
- Tóm tắt kiến thức cơ bản
- Các phương châm hội thoại:
Câu 1. Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự?
– Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
– Phương châm về chất: khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
– Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
– Phương châm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
– Phương châm lịch sự: khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Câu 2: Theo em, chúng ta phải sử dụng phương châm hội thoại như thế nào cho đúng với tình huống giao tiếp.
Việc sử dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp như: người nghe (Nói với ai?), thời điểm (Nói khi nào?), không gian- địa điểm giao tiếp (Nói ở đâu?), mục đích giao tiếp (Nói để làm gì?)
Câu 5: Em hãy nêu những nguyên nhân có thể dẫn đến việc không tuân thủ phương châm hội thoại.
Việc không tuân thủ những phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
– Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
– Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
– Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Câu 6: Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
- a) Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
- b) Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
- c) Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”
Phương châm “xưng khiêm, hô tôn” được hiểu là khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối diện một cách tôn kính.
Câu 7: Dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp.
Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người, một nhân vật:
– Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
– Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật , có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
Câu 8: Sự phát triển của từ vựng.
– Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển.
Những cách phát triển từ vựng tiếng Việt:
– Phát triển về nghĩa:
+ Biến đổi nghĩa: nghĩa cũ mất đi, nghĩa mới hình thành.
+ Có hai phương thức chuyển nghĩa chủ yếu: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
– Phát triển về số lượng:
+ Tạo từ ngữ mới để làm tăng vốn từ.
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.
- Các dạng bài tập
Bµi 1.VËn dông ph¬ng ch©m héi tho¹i ®Ó chØ ra lçi sai trong c¸c trêng hîp sau. C¸c trêng hîp ®ã ®· vi ph¹m ph¬ng ch©m héi tho¹i nµo?
- Tr©u lµ mét loµi gia sóc nu«i ë nhµ.
- Én lµ mét loµi chim cã c¸nh.
- -CËu häc b¬i ë ®©u vËy?
-DÜ nhiªn lµ ë díi níc chø cßn ë ®©u.
- –B¸c cã thÊy con lîn cíi cña t«i ch¹y qua ®©y kh«ng?
-Tõ lóc t«i mÆc c¸i ¸o míi nµy, t«i ch¼ng thÊy con lîn nµo ch¹y qua ®©y c¶.
Bµi 2.Cho c¸c tõ sau: nãi tr¹ng; nãi nh¨ng nãi cuéi; nãi cã s¸ch, m¸ch cã chøng; nãi dèi; nãi mß.
H·y ®iÒn vµo chç trèng trong c¸c c©u sau vµ chØ râ c¸c c©u võa ®iÒn cã liªn quan ®Õn ph¬ng ch©m héi tho¹i nµo?
a.Nãi cã c¨n cø ch¾c ch¾n lµ…
b.Nãi sai sù thËt mét c¸ch cè ý, nh»m che giÊu ®iÒu g× ®ã lµ…
c.Nãi mét c¸ch hó ho¹, kh«ng cã c¨n cø lµ…
d.Nãi nh¶m nhÝ, vu v¬ lµ…
e.Nãi kho¸c l¸c, lµm ra vÎ tµi giái hoÆc nãi nh÷ng chuyÖn b«ng ®ïa, kho¸c l¸c cho vui lµ…
Bµi 3. Gi¶i thÝch nghÜa cña c¸c thµnh ng÷ sau vµ cho biÕt nh÷ng thµnh ng÷ nµy cã liªn quan ®Õn ph¬ng ch©m héi tho¹i nµo?
¡n ®¬m nãi ®Æt; ¨n èc nãi mß; ¨n kh«ng nãi cã; c·i chµy c·i cèi; khua m«i móa mÐp; nãi d¬i nãi chuét; høa h¬u høa vîn.
Bµi 4. C¸c trêng hîp sau ®©y phª ph¸n ngêi nãi vi ph¹m ph¬ng ch©m héi tho¹i nµo?
Nãi ba hoa thiªn tíng; nãi mét thèt ra mêi; nãi mß nãi mÉm; nãi thªm nãi th¾t; nãi mét tÊc lªn trêi.
Bµi 5 §äc c©u sau:
Khi ngêi ta ®· ngoµi 70 xu©n th× tuæi t¸c cµng cao, søc khoÎ cµng thÊp.
(Hå ChÝ Minh, Di chóc)
Cho biÕt dùa trªn c¬ së nµo, tõ xu©n cã thÓ thay thÕ cho tõ tuæi. ViÖc thay tõ trong c©u trªn cã t¸c dông diÔn ®¹t nh thÕ nµo.
Bµi 6 §äc ®o¹n th¬ sau:
¸o anh r¸ch vai
QuÇn t«i cã vµi m¶nh v¸
MiÖng cêi buèt gi¸
Ch©n kh«ng giµy
Th¬ng nhau tay n¾m lÊy bµn tay.
- ªm nay rõng hoang s¬ng muèi
- øng c¹nh bªn nhau chê giÆc tíi
- Çu sóng tr¨ng treo. (ChÝnh H÷u, §ång chÝ)
Trong c¸c tõ vai, miÖng, ch©n, tay, ®Çu ë ®o¹n th¬, tõ nµo ®îc dïng theo nghÜa gèc, tõ nµo ®îc dïng theo nghÜa chuyÓn? NghÜa chuyÓn nµo ®îc h×nh thµnh theo ph¬ng thøc Èn dô, nghÜa chuyÓn nµo ®îc h×nh thµnh theo ph¬ng thøc ho¸n dô?
PHẦN III. THÀNH PHẦN CÂU, LIÊN KẾT CÂU.
- Tóm tắt kiến thức cơ bản
- Thành phần chính và thành phần phụ
- Các thành phần chính.
– Chủ ngữ: Nêu lên sự vật, hiện tượng có đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái … được nói đến ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi ai, con gì, cái gì.
– Vị ngữ: Nêu lên đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng được nói đến ở chủ ngữ, có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian. Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi làm gì, như thế nào, là gì, …
- Các thành phần phụ.
– Trạng ngữ là thành phần nêu lên hoàn cảnh, thời gian, không gin, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức của sự việc được diễn đạt trong câu.
– Khởi ngữ: Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với.
- Các thành phần biệt lập.
- Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
* Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến, như:
– chắc chắn, chắc hẳn, chắc là,… ( chỉ độ in cậy cao).
– hình như, dường như, hầu như, có vẻ như,…. (chỉ độ tin cậy thấp)
VD: Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ vừa lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
* Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói, như:
– theo tôi, ý ông ấy, theo anh
* Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe, như:
– à, ạ, a, hả, hử, nhé, nhỉ, đây, đấy… (đứng cuối câu).
VD: Mời u xơi khoai đi ạ! (Ngô Tất Tố)
- Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,…).
VD: Trời ơi! Chỉ còn có năm phút.
- Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
VD: – Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu?
– Vâng, mời bác và cô lên chơi
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
- Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một đấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
– Các thành phần tình thái, cảm thán, gọi- đáp, phụ chú là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.
- Các dạng bài tập
Bài tập 1. Chỉ ra các thành phần câu trong mỗi câu sau:
- a) Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang.
(Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi)
- b) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.
- c) Thế à, cảm ơn các bạn!
(Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi)
- d) Này ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn.
(Nam Cao – Lão Hạc)
Bài tập 2 : Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây :
a, Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
b, Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c, Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.
(Kim Lân, Làng)
Bài tập3:
X¸c ®Þnh hµm ý cña nh÷ng c©u in ®Ëm trong phÇn trÝch sau:
a)-Trêi ¬i, chØ cßn cã n¨m phót!
ChÝnh lµ anh thanh niªn giËt m×nh nãi to, giäng cêi nhng ®Çy tiÕc rÎ.
b)B¸c l¸i xe d¾t anh ta l¹i chç nhµ héi ho¹ vµ chç c« g¸i:
-§©y, t«i giíi thiÖu víi anh mét ho¹ sÜ l·o thµnh nhÐ. Vµ c« ®©y lµ kÜ s n«ng nghiÖp. Anh ®a kh¸ch vÒ nhµ ®i. Tuæi giµ cÇn níc chÌ: ë Lµo Cai ®i sím qu¸. Anh h·y ®a ra c¸i mãn chÌ pha níc ma th¬m nh níc
hoa cña Yªn S¬n nhµ anh.
- c) MÑ nã ®©m næi giËn qu¬ ®òa bÕp do¹ ®¸nh, nã ph¶i gäi nhng l¹i nãi træng:
-V« ¨n c¬m!
Anh S¸u vÉn ngåi im, gi¶ vê kh«ng nghe, chê nã gäi “Ba v« ¨n c¬m”. Con bÐ cø ®øng trong bÕp nãi väng ra:
–C¬m chÝn råi!
Anh còng kh«ng quay l¹i. (NguyÔn Quang S¸ng, ChiÕc lîc ngµ)
Bài tập 4: Đặt 2 câu và xác định các thành phần trong câu đó.
Bài tập 5: Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau:
a, Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi, hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cái trường
(Nam Cao)
- b) Lan – bạn thân của tôi – học giỏi nhất lớp.
- Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như
có ai đang bóp nghẹt tim tôi.
(Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà)
- Kẹo đây, con lấy mà chia cho em.
Bài tập 6: Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ:
– Em tôi vẽ đẹp lắm.
-Tôi đọc sách này rồi.
-Anh ấy viết cẩn thận lắm.
-Bà biết rồi nhưng bà chưa làm được.
-Nó rất chăm nhưng nó chưa giỏi.
Bài tập 7: ChØ ra c¸c phÐp liªn kÕt vÒ h×nh thøc trong nh÷ng ®o¹n v¨n sau:
a.Nh©n nghÜa lµ nh©n d©n. Trong bÇu trêi kh«ng cã g× quÝ b»ng nh©n d©n. Trong thÕ giíi kh«ng cã g× m¹nh b»ng lùc lîng ®oµn kÕt cña nh©n d©n.
b.T«i thÝch d©n ca quan hä mÒm m¹i, dÞu dµng. thÝch Ca-chiu –sa cña Hång qu©n Liªn X«. ThÝch ngåi bã gèi m¬ mµng…
c.C¸i m¹nh cña con ngêi ViÖt Nam ta lµ sù cÇn cï s¸ng t¹o. §iÒu ®ã thËt h÷u Ých trong mét nÒn kinh tÕ ®ßi hái tinh thÇn kØ luËt cao vµ th¸i ®é nghiªm tóc ®èi víi c«ng cô vµ qui tr×nh lao ®éng víi nh÷ng m¸y mãc, thiÕt bÞ rÊt tinh vi.
- GËy tre, ch«ng tre chèng l¹i s¾t thÐp cña qu©n thï. Tre xung phong vµo xe t¨ng ®¹i b¸c. Tre gi÷ lµng, gi÷ níc, gi÷ m¸i nhµ tranh, gi÷ ®ång lóa chÝn. Tre hi sinh ®Ó b¶o vÖ con ngê. Tre, anh hïng lao ®éng! Tre, anh hïng chiÕn ®Êu!
e.Ta d¹i, ta t×m n¬i v¾ng vÎ
Ngêi kh«n, ngêi ®Õn chèn lao xao.
CỦNG CỐ KIẾN THỨC THƠ, TRUYỆN HIỆN ĐẠI
Tác phẩm – Tác giả | Thể thơ – PTBĐ | – Hoàn cảnh sáng tác
– Tác dụng |
Nội dung cơ bản |
Nghệ thuật |
Đồng chí –
Chính Hữu (1926- 2007)
|
Tự do- biểu cảm, tự sự, miêu tả | – Được viết đầu năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947). In trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966)
– Hoàn cảnh đó giúp cho ta hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống chiến đấu gian khổ của những người lính và đặc biệt là tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao cả. |
Bài thơ ca ngợi tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng của những người lính vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. | – Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, có sức gợi cảm lớn.
-Sử dụng bút pháp tả thực, có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn |
Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật
(1941 – 2007) |
Kết hợp thể thơ 7 chữ và thể tám chữ (tự do)- Biểu cảm, tự sự, miêu tả | – Viết năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang trong gian đoạn vô cùng ác liệt. Nằm trong chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ (1969) được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”
– Hoàn cảnh sáng tác đó giúp em hiểu thêm về cuộc kháng chiến gian khổ, ác liệt của dân tộc và tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn. |
Hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam. | – Giọng điệu ngang tàng, phóng khoáng pha chút nghịch ngợm.
– Hình ảnh thơ độc đáo, ngôn từ có tính khẩu ngữ gần với văn xuôi. – Nhan đề độc đáo. |
Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận.
(1919- 2005) |
Thất ngôn trường thiên (7 chữ)- Biểu cảm, miêu tả | – Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui của con người trước cuộc sống mới. Bài thơ được viết vào tháng 10/1958. In trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958)
– Hoàn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu thêm về hình ảnh con người lao động mới, niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ đối với đất nước và cuộc sống mới. |
Bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động và cuộc sống mới. Qua đó, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của con người lao động được làm chủ thiên nhiên và làm chủ cuộc sống của mình. | – Âm hưởng thơ vừa khoẻ khoắn sôi nổi, vừa phơi phơi bay bổng.
– Cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt các vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách. – Nhiều hình ảnh tráng lệ, trí tưởng tượng phong phú. |
Bếp lửa- Bằng Việt
1941 |
Kết hợp 7 chữ và 8 chữ- Biểu cảm, miêu tả, tự sự, nghị luận. | – Được viết năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài (Liên Xô cũ). Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây- Bếp lửa” (1968) tập thơ đầu tay của Bằng Việt- Lưu Quang Vũ.
– Hoàn cảnh này cho ta hiểu thêm tình yêu quê hương đất nước và gia đình của tác giả qua những kỉ niệm cụ thể về người bà và bếp lửa. |
Gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. | – Hình tượng thơ sáng tạo “Bếp lửa” mang nhiều ý nghĩa biểu tượng.
– Giọng điệu và thể thơ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. |
Ánh tr¨ng -NguyÔn Duy
1948 |
ThÓ th¬ 5 ch÷- BiÓu c¶m, tù sù. | – §îc viÕt n¨m 1978, 3 n¨m sau ngµy gi¶i phãng miÒn Nam thèng nhÊt ®Êt níc. In trong tËp th¬ cïng tªn cña t¸c gi¶.
– Hoµn c¶nh s¸ng t¸c gióp ta hiÓu ®îc cuéc sèng trong hoµ b×nh víi ®Çy ®ñ c¸c tiÖn nghi hiÖn ®¹i khiÕn con ngêi dÔ quªn ®i qu¸ khø gian khæ khã kh¨n; hiÓu ®îc c¸i giËt m×nh, tù vÊn l¬ng t©m ®¸ng tr©n träng cña t¸c gi¶ cña t¸c gi¶. |
Nh mét lêi nh¾c nhë cña t¸c gi¶ vÒ nh÷ng n¨m th¸ng gian lao cña cuéc ®êi ngêi lÝnh g¾n bã víi thiªn nhiªn ®Êt níc. Qua ®ã, gîi nh¾c con ngêi cã th¸i ®é ©n nghÜa thuû chung víi thiªn nhiªn víi qu¸ khø. | – Nh mét c©u chuyÖn riªng cã sù kÕt hîp hµi hoµ gi÷a tù sù vµ tr÷ t×nh.
– Giäng ®iÖu t©m t×nh, tù nhiªn, hµi hoµ, s©u l¾ng. – NhÞp th¬ tr«i ch¶y, nhÑ nhµng, thiÕt tha c¶m xóc khi trÇm l¾ng suy t. – KÕt cÊu giäng ®iÖu t¹o nªn sù ch©n thµnh, cã søc truyÒn c¶m s©u s¾c. |
Làng- Kim Lân
(1920- 2007) |
– Truyện ngắn
– Tự sự, miêu tả, biểu cảm |
– Năm 1948. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
– Hoàn cảnh đó giúp ta hiểu được cuộc sống và tinh thần kháng chiến, đặc biệt là nét chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân đó là tình yêu làng gắn bó, thống nhất với tình yêu đất nước. |
Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. | Xây dựng cốt truyện tâm lí, tình huống truyện đặc sắc; miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế; ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ, thể hiện cá tính của nhân vật; cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên. |
Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long
(1925 -1991) |
– Truyện ngắn
– Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. |
– Được viết vào mùa hè năm 1970, là kết quả của chuyến thực tế ở Lào Cai của tác giả, khi miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, xây dựng cuộc sống mới. Rút từ tập “Giữa trong xanh” (1972).
– Hoàn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu đựợc cuộc sống, vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. |
Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. | Truyện xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện hợp lí, tự nhiên; miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn; ngôn ngữ chân thực giàu chất thơ và chất hoạ; có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. |
Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng
(1932 – 2014) |
– Truyện ngắn.
– Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. |
– Được viết năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, tác phẩm được đưa vào tập truyện cùng tên.
– Hoàn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu được cuộc sống chiến đấu và đời sống tình cảm của người lính, của những gia đình Nam Bộ – tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. |
Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. | Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em; xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên. |
CỦNG CỐ KIẾN THỨC THƠ, TRUYỆN TRUNG ĐẠI
Tác phẩm- Tác giả | Thể loại- PTBĐ | HCST (xuất xứ) | Nội dung | Nghệ thuật |
Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ | – Truyện truyền kì.
– Tự sự, biểu cảm |
– Thế kỉ 16 | Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. | -Truyện truyền kì viết bằng chữ Hán; kết hợp các yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường kì ảo với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công. |
Truyện Kiều- Nguyễn Du | – Truyện thơ Nôm
– Tự sự, miêu tả, biểu cảm. |
– TK 18- 19 | – Thời đại, gia đình và cuộc đời của Nguyễn Du.
– Tóm tắt Truyện Kiều. – Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
|
– Truyện thơ Nôm lục bát.
– Ngôn ngữ có chức năng biểu đạt, biểu cảm và thẩm mĩ. – Nghệ thuật tự sự: dẫn chuyện, xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên… |
Chị em Thuý Kiều- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du | -Tự sự, miêu tả, biểu cảm (nổi bật là miêu tả) | – TK 18- 19 | – Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều, dự cảm về số phận nhân vật.
-> cảm hứng nhân văn sâu sắc.
|
– Bố cục chặt chẽ, hoàn chỉnh; bút pháp ước lệ tượng trưng; ngôn ngữ tinh luyện, giàu cảm xúc; khai thác triệt để biện pháp tu từ |
Cảnh ngày xuân- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du | – Tự sự, miêu tả (nổi bật là miêu tả) | – TK 18- 19 | Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. | Từ ngữ bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình. |
Kiều ở lầu Ngưng Bích- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du | – Tự sự, biểu cảm, miêu tả (nổi bật là biểu cảm) | – TK 18- 19 | Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. | Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, miêu tả nội tâm, sử dụng ngôn ngữ độc thoại, điệp từ, điệp cấu trúc… |
Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga- Trích truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu | – Truyện thơ Nôm.
– Tự sự, miêu tả, biểu cảm |
– TK 18- 19 | Khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình. | Ngôn ngữ giản dị mộc mạc mang màu sắc Nam Bộ; xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ lời nói. |
- NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VỀ SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
- Kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống:
– Bố cục của bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống gồm ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
+ Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
+ Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định đua ra lời khuyên.
- Chú ý:
Đối với những kiểu bài là những sự việc hiện tượng xấu, tiêu cực, phần thân bài cần đi theo trình tự sau:
+ Những biểu hiện của sự việc hiện tượng.
+ Nguyên nhân của sự việc hiện tượng.
+ Tác hại (hậu quả) của hiện tượng
+ Biện pháp, giải pháp khắc phục…
- Luyện tập:
Đề 1.
Tìm hiểu đề và luận điểm cho đề sau: Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
Gợi ý:
– Thể loại: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống đó là vấn đề hút thuốc lá.
– Nội dung: Phải nêu bật hút thuốc lá là hiện tượng đáng chê, cần tuyên truyền đến mọi người hiểu được tác hại của thuốc lá để có một môi trường trong lành không khói thuốc.
– Yêu cầu học sinh tìm ra cá luËn ®iÓm sau:
+ Chỉ ra nguyên nhân, biểu hiện của hiện tượng đó.
+ Trình bày được các tác hại, hậu quả của thuốc lá đối với sức khoẻ người hút và sức khoẻ cộng đồng.
+ Bày tỏ thái độ và tuyên truyền đến mọi người.
Đề 2.
Em hãy viết bài nghị luận tuyên truyền đến mọi người từ bỏ thuốc lá vì sức khoẻ cộng đồng.
Dàn bài:
* Mở bài.
– Giới thiệu thực trạng của hiện tượng hút thuốc lá trong xã hội hiện nay.
* Thân bài.
– Chỉ ra các nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, tác hại của việc hút thuốc lá (lấy dẫn chứng tiêu biểu minh hoạ, thuyết phục).
+ Ảnh hưởng tới sức khoẻ của mỗi cá nhân người hút thuốc sinh ra các căn bệnh hiểm nghèo. Ảnh hưởng tới những người xung quanh, sức khoẻ cộng đồng và vấn đề giống nòi.
+ Ảnh hưởng xấu tới môi trường sống.
+ Gây tốn kém tiền bạc cho người hút thuốc lá.
– Ảnh hưởng tác động của thuốc lá đến lứa tuổi thanh thiếu niên như thế nào ?
– Thái độ và hành động của thế giới, cả nước nói chung và của học sinh chúng ta nói riêng ra sao?
* Kết bài.
– Lời kêu gọi hãy vì sức khoẻ cộng đồng và vì một môi trường không có khói thuốc lá.
– Liên hệ bản thân và rút ra bài học kĩ năng sống .
Đề 3.
Hãy viết một đoạn văn ngắn(từ 15 đến 20 dòng) về một sự việc, hiện tượng đáng phê phán ở địa phương em.
Đề 4.
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác bừa bãi, tuỳ tiện ra đường, ra nơi công cộng. Ý kiến, thái độ của em như thế nào trước hiện tượng này và em hãy đặt nhan đề cho bài viết của mình.
Đề 5: Hãy lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau:
Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt của giới trẻ hiện nay.