ÔN TẬP NGỮ VĂN 6

TRƯỜNG THCS TRÀM CHIM

TỔ: NGỮ VĂN – GDCD

 

ÔN TẬP NGỮ VĂN 6

 

GV soạn: Trần Thị Hồng Thu – Sđt: 0379226030 – Email: nguyenvanketn@gmail.com

GV: Huỳnh Kim Ánh – Sđt: 0907356326  – Email: kimanhhuynh85@gmail.com

GV: Trần Thị Loan Anh – Sđt: 0907828746- Email: ttloananh88@gmail.com

GV: Nguyễn Thị Thúy Ái – Sđt: 0798047045- Email: thuyaipd@gmail.com

 

  1. LÍ THUYẾT
  2. VĂN BẢN:
  3. Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài

– Kể theo ngôi thứ nhất ( Dế Mèn kể )

– Bài học đầu tiên của Dế Mèn là không nên kiêu căng, xốc nổi

  1. a) Nghệ thuật:

– Phương thức biểu đạt : kể chuyện + miêu tả

– Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.

– Sử dụng hiệu quả các phép tu từ : so sánh, nhân hóa, …

– Lời văn : giàu hình ảnh, cảm xúc

  1. b) Ý nghĩa văn bản:

Văn bản miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết kiêu căng, xốc nổi nên đã gây ra cái chết của Dế Choắt.Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình : tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.

  1. Sông nước Cà Mau  –  Đoàn Giỏi
  2. a) Nghệ thuật:

– Phương thức biểu đạt : miêu tả + thuyết minh

– Miêu tả từ bao quát đến cụ thể

– Sử dụng hiệu quả các phép tu từ

– Từ ngữ : gợi hình, chính xác

  1. b) Ý nghĩa văn bản:

Văn bản miêu tả thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã; cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo. Văn bản là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.

  1. Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh

– Nhân vật chính : người anh + Kiều Phương

– Nhân vật trung tâm : người anh

– Kể theo ngôi thứ nhất ( người anh  kể )

– Cô em gái trong truyện có tài năng hội họa

– Trong truyện người anh đã đố kị với tài năng của cô em gái nhưng nhờ tình cảm, tấm lòng nhân hậu của người em nên người anh đã nhận ra tính xấu đó.

  1. a) Nghệ thuật:

– Phương thức biểu đạt : kể chuyện + miêu tả

– Kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, chân thật

– Miêu tả chân thật, tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật

  1. b) Ý nghĩa văn bản:

Văn bản kể về người anh và cô em gái có tài hội họa. Văn bản cho thấy : tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở mình. Vì vậy, tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn lòng ghen ghét, đố kị.

  1. TIẾNG VIỆT:
  2. Phó từ :
  3. Khái niệm phó từ:

–  Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ, để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ

  1. Các loại phó từ: Có 2 loại lớn :

– Phó từ đứng trước động từ, tính từ : Thường bổ sung ý nghĩa về quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến

– Phó từ đứng sau động từ, tính từ : Bổ sung ý nghĩa về mức độ, khả năng, kết quả và hướng

  1. So sánh :
  2. Khái niệm so sánh :

So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD:    Môi đỏ như son.

  1. Cấu tạo của phép so sánh:   Mô hình phép so sánh : gồm 4 phần

 

Vế A

(Sự vật được so sánh)

Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B

(Sự vật dùng để so sánh.)

Môi đỏ như son

 

VD: Da trắng như tuyết.

(1)   (2)   (3)   (4)

  1. Các kiểu so sánh: Căn cứ vào các từ so sánh ta có hai kiểu so sánh :

– So sánh ngang bằng

( Từ so sánh : như, giống, tựa, y hệt, y như, như là, …)

–  So sánh không ngang bằng

( Từ so sánh : hơn, thua, chẳng bằng, khác hẳn, chưa bằng,  …)

  1. Tác dụng:

– Giúp sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động.

– Giúp thể hiện sâu sắc tư tưởng tình cảm của tác giả.

III. TẬP LÀM VĂN :

  1. Văn tả cảnh:

– Mở bài : Giới thiệu cảnh định tả

– Thân bài :

+ Tả khái quát

+ Tả chi tiết : tả theo trình tự thời gian, không gian

Lưu ý: Vận dụng so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, nhân hóa, … và dùng tất cả các giác quan để cảm nhận, miêu tả.

– Kết bài : Cảm nghĩ về cảnh được tả

  1. Văn tả người:

* Tả chân dung :

– Mở bài : Giới thiệu người định tả

– Thân bài :

+ Tả ngoại hình : Tuổi? Khuôn mặt? Nụ cười? Giọng nói? Làn da? Mái tóc? Bàn tay? Vóc dáng? ….

+ Tả tính tình : Hiền; sở thích? Thương người, thương yêu động vật, thiên nhiên? Nghiêm khắc? Chăm chỉ? Biết quan tâm giúp đỡ mọi người?

Lưu ý: Tả tính tình qua cử chỉ, lời nói, hành động, việc làm… Vận dụng so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, …

– Kết bài : Cảm nghĩ về người được tả + mong ước của em.

* Tả người đang hoạt động, làm việc :

– Mở bài : Giới thiệu người với công việc của họ đang làm mà em sẽ tả

( Ai? Em thấy lúc nào? Họ đang làm gì? Ở đâu? )

– Thân bài :

+ Tả ngoại hình : Tuổi? Khuôn mặt? Nụ cười? Giọng nói? Làn da? Mái tóc? Bàn tay? Vóc dáng? ….

Lưu ý: Cần lựa chọn những chi tiết phù hợp với công việc họ đang làm. Ở trên chỉ là những gợi ý chung chứ không phải riêng từng hành động

+ Tả trình tự việc làm của người đó : Làm gì trước? Làm gì sau? Kết quả việc làm của họ?

( Vận dụng so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, … để bài văn hay hơn )

– Kết bài : Cảm nghĩ về người được tả

  1. LUYỆN TẬP
  2. TIẾNG VIỆT

 Bài 1: Tìm các phó từ trong đoạn văn dưới đây:

Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì…Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng gay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào trong tranh, to hơn con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em.

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

Bài 2: Đặt bốn câu có sử dụng phó từ, trong đó:

– Dùng phó từ đi kèm đặt trước động từ

– Dùng phó từ đi kèm đặt sau động từ

– Dùng phó từ đi kèm đặt trước tính từ

– Dùng phó từ đi kèm đặt sau tính từ

Bài 3: Tìm những từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh phép so sánh trong câu ca dao sau:

Cổ tay em trắng … ….

Đôi mắt em liếc … … dao cau

Miệng cười … … hoa ngâu,

Cái khăn đội đầu … … hoa sen.

(Ca dao)

Bài 4: Tìm và phân loại các kiểu so sánh trong những câu dưới đây:

  1. Đây quân du kích dao chen ánh

Giữ lá cờ sao vàng lấp lánh

Cờ như mắt mở thức thâu canh

Như lửa đốt hoài trên trót đỉnh.

(Xuân Diệu, Ngọc quốc kì)

  1.     Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

(Nguyễn Đình Thi, Bài thơ Hắc Hải)

  1. Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp

Rắn như thép, vững như đồng

Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt.

(Tố Hữu, Ta đi tới)

  1. Đất nước!

Của những người con gái, con trai

Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép.

(Nam Hà, chúng con chiến đấu cho những người sống mãi, Việt Nam ơi)

 

  1. TẬP LÀM VĂN

Đề 1: Tả lại khu vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp trời.

Đề 2: Hãy tả hình dáng và những nết tốt của một bạn trong lớp em được nhiều người quý mến.