ÔN TẬP MÔN SINH HỌC – KHỐI 6

ÔN TẬP MÔN SINH HỌC – KHỐI 6

 

GV soạn: Huỳnh Thị Phỉ – Sđt: 0368844320 – Email: huynhthiphitc@gmail.com

GV: Võ Thị Mộng Thu – Sđt: 0379226030 – Email: Thutamnong@gmail.com

GV: Trần Thị Kim Ngân – Sđt: 0398887573 – Email: ngantramchim@gmail.com

 

 

Câu 1: Không có cây xanh thì không có sự sống của tất cả các sinh vật trên Trái Đất, điều đó có đúng không? Vì sao?

– Điều đó đúng.

– Vì con người và hầu hết các loài sinh vật trên Trái Đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ và khí ôxi do cây xanh quang hợp tạo ra.

Câu 2: Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp ở cây xanh?

Nước        +  Khí Cacbônic          ánh sáng                    Tinh bột      +    Oxi

Diệp lục

Câu 3: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ

đóng cửa kín?

– Vì ban đêm cây không quang hợp, chỉ có hiện tượng hô hấp được thực hiện

– Cây sẽ lấy khí Ôxi của không khí trong phòng và thải ra nhiều khí Cacbonic.

– Nếu đóng kín cửa, không khí trong phòng sẽ bị thiếu khí Ôxi và rất nhiều khí Cacbonic nên người ngủ dễ bị ngạt, có thể chết.

Câu 4: Hoa gồm b phận nào?

– Đài, tràng nhị và nhụy

Câu 5: Tại sao nói nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa?

Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa vì:

– Nhị chứa hạt phấn mang tế bào sinh dục đực

– Nhụy chứa noãn mang tế bào sinh dục cái

Câu 6: Dựa vào bộ phân sinh dục chia hoa thành những loại nào?

Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính

Câu 7: Trong các loại hoa sau: Hoa dưa chuột, hoa cải, hoa bưởi, hoa liễu. Hoa nào là hoa đơn tính, hoa nào là hoa lưỡng tính?

-Hoa đơn tính; hoa dưa chuột, hoa liễu

-Hoa lưỡng tĩnh: hoa cải, hoa bưởi

Câu 8: Thụ phấn là gì:

Là hiện tượng các phấn tiếp xúc với đầu nhụy

Câu 9: Thụ tinh là gì?

Là hiên tượng tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp tế bao2sinh dục cái có trong noãn tạo thành tế bào mới gọi là hợp tử

Câu 10: Các đặc điểm phân biệt quả khô và quả thịt?

– Qủa khô khi chín thì vỏ khô, cứng và mòng

Ví dụ: quả đậu bắp, đậu xanh

– Qủa thịt khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả

Ví du: quả xoài, quả đu đủ

Câu 11: Các bộ phận của hạt?

– Hạt gồm:

+ Vỏ hạt

+ Phôi gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm

+ Chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong lá mầm hoặc phôi nhũ

Câu 12: Quả và hạt có cách phát tán nào?

Phát tán nhờ gió, nhờ động vật và tự phát tán. Ngoài ra còn nhờ người

Câu 13: Những điều kiện cần cho hạt nẩy mầm?

– Điều kiện bên ngoài: nước, không khí và nhiệt độ…

– Điều kiện bên trong: chất lượng hạt giống (hạt chắc không bị sẹo, không bị mốc…)

Câu 14: Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh

– Hạt khỏe có nhiều chất dinh dưỡng đó là những điều kiện để nảy mầm tốt hơn

– Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh

Câu 15: Là học sinh em cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật?

Bảo vệ các loài thực vật

– Không chặt phá cây

– Trồng cây, gây rừng

– Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ cây xanh. HẾT.