ÔN TẬP MÔN LÝ 7: CHƯƠNG 2 ĐIỆN HỌC

CHƯƠNG 2 ĐIỆN HỌC

GV soạn: Nguyễn Phương Thủy – sđt: 0385977734 – Email: phuongthuythcstt@gmail.com

BÀI 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT

  1. LÝ THUYẾT.

– Những vật sau khi cọ sát có khả năng hút các vật nhẹ hoặc phóng điện qua vật khác gọi là các vật đã bị nhiễm điện hay các vật mang điện tích.

– Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.

– Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) thì có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện.

  1. BÀI TẬP

Bài 17.1: Có các vật sau: bút chì vỏ gỗ, bút bi vỏ nhựa, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, lược nhựa, mảnh giấy. Dùng mảnh vải khô cọ xát lần lượt các vật này rồi đưa từng vật đó lại gần các vụn giấy. Từ đó cho biết những vật nào bị nhiễm điện, vật nào không.

Bài 17.2: Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?

  1. Một ống bằng gỗ
  2. Một ống bằng giấy
  3. Một ống bằng thép
  4. Một ống bằng nhựa

Bài 17.3: Làm thí nghiệm như hình 17.1, trong đó dùng kim khâu (hoặc dùi) đục một lỗ nhỏ sát mép của đấy một vỏ chai nhựa (thí dụ vỏ chai nước khoáng) để tạo một tia nước nhỏ. Đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần tia nước (đoạn tia nước gần đầy chai) trong hai trường hợp: khi chưa cọ xát và đã cọ xát thước nhựa.

Hình 17.1

 

  1. Mô tả hiện tượng xảy ra đối với tia nước trong hai trường hợp trên.
  2. Hiện tượng xảy ra đối với thước nhựa sau khi bị cọ xát.

Bài 17.4: Giải thích hiện tượng đã nêu ở phần đầu của bài 17 trong sách giáo khoa: “Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày thời tiết hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti”.

Bài 17.5: Câu khẳng định nào dưới đây đúng:

  1. Thanh nam châm luôn bị nhiễm đện do nó hút được các vụn sắt.
  2. Thanh sắt luôn bị nhiễm điện vì nó hút được mảnh nam châm.
  3. Khi bị cọ xát, thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy.
  4. Mặt đất luôn bị nhiễm điện vì nó hút mọi vậy gần đó.

Bài 17.6: Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào sau đây?

  1. Áp sát thước nhựa vào 1 cực của pin.
  2. Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm.
  3. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa.
  4. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.

Bài 17.7: Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy? Vì sao?

  1. Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt.
  2. Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
  3. Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm.
  4. Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên.

Bài 17.8: Một mảnh thủy tinh không bị nhiễm điện, được treo lên giá bằng một sợi dây mềm như ở hình 17.2. Cọ xát một đầu thước nhựa rồi đưa đầu thước này lại gần một đầu thanh thủy tinh nói trên. Hỏi có hiện tượng gì xảy ra và vì sao?

 

Bài 17.9: Trong các nhà máy dệt thường có những bộ phận chải các sợi vải. Ở điều kiện bình thường, các sợi vải này dễ bị chập dính vào nhau và bị rối. Giải thích tại sao? Có thể sử dụng biện pháp gì để khác phục hiện tượng bất lợi này?

BÀI 18. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH

  1. LÝ THUYẾT.

– Có trường hợp hai vật bị nhiễm điện thì đẩy nhau, lại có trường hợp hai vật nhiễm điện lại hút nhau. Đó là vì:

+ Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).

+ Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, nhiễm điện khác loại thì hút nhau.

– Sơ lược cấu tạo nguyên tử: Mọi vật được cấu tạo từ cắc nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ gồm một hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm, xung quanh có các êlectron mang điện tích âm chuyển động. Tổng điện tích âm của các eelectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.

      – Êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

– Một vật nhiễm điện âm nếu nó nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron

  1. BÀI TẬP

Bài 18.1: Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa (hình 18.1). Câu kết luận nào sau đây là đúng?

 

  1. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại.
  2. Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện.
  3. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện.
  4. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại.

Bài 18.2: Trong hình 18.2 a,b,c,d các mũi tên đã cho chỉ lực tác dụng ( hút hoặc đẩy) giữa hai vật mang điện tích. Hãy ghi dấu điện tích chưa cho biết của vật thứ hai.

Bài 18.3: Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm.

  1. Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các electron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại?
  2. Vì sao có những lần sau khi chải tóc thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên.

Bài 18.4*: Trong một lần thí nghiệm, Hải đưa một chiếc lược nhựa gần một mảnh nilong thì thấy lược nhựa hút mảnh nilong. Hải cho rằng lược nhựa và mảnh nilong bị nhiễm điện khác loại (mang điện tích trái dấu nhau). Nhưng Sơn lại cho rằng chỉ cần 1 trong hai vật này bị nhiễm điện thì chúng vẫn có thể hút nhau. Theo em thì Sơn hay Hải, ai đúng? Ai sai? Làm cách nào để kiểm tra điều này?

Bài 18.5: Cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đặt một thanh trên trục quay, đưa thanh nhựa kia lại gần thanh thứ nhất thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

  1. Hai thanh nhựa này đẩy nhau.
  2. hai thanh nhựa này hút nhau.
  3. Hai thanh nhựa này không hút không đẩy nhau.
  4. Hai thanh nhựa này lúc đầu đẩy nhau, sau đó hút nhau.

Bài 18.6: Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì câu phát biểu nào dưới đây là đúng?

  1. vật a và c có điện tích trái dấu.
  2. vật b và d có điện tích cùng dấu.
  3. vật a và c có điện tích cùng dấu.
  4. vật a và d có điện tích trái dấu.

Bài 18.7: Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây ?

  1. Vật đó mất bớt điện tích dương.
  2. Vật đó nhận thêm electron.
  3. Vật đó mất bớt êlectrôn.
  4. Vật đó nhận thêm điện tích dương.

Bài 18.8: Nếu một vật nhiễm điện dương thì vật đó có khả năng nào dưới đây?

  1. Hút cực Nam của kim nam châm.
  2. Đẩy thanh thủy tinh được cọ xát vào lụa.
  3. Hút cực Bắc của kim nam châm.
  4. Đẩy thanh nhựa màu sẫm đã được cọ xát vào vải khô.

Bài 18.9: Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện không ? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùng dấu hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa ? Vì sao ?

Bài 18.10: Cọ xát một thanh thủy tinh vào lụa, rồi đưa lại gần một quả cầu nhỏ bằng kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh. Có thể khẳng định quả cầu đã bị nhiễm điện dương được hay không? Giải thích.

Bài 18.11: Làm thế nào để biết một cái thước nhựa có bị nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm?

Bài 18.12: Trong các thí nghiệm ở hình 18.3, các quả cầu bấc được treo bằng sợi chỉ mềm. Hãy ghi dấu điện tích của các quả cầu trong mỗi trường hợp.

Bài 18.13: Một quả cầu nhỏ, rỗng, nhẹ được làm bằng nhôm và được treo bằng một sợi chỉ mềm như trong hình 18.4. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra với quả cầu này khi đưa một thanh A bị nhiễm điện dương lại gần quả cầu.