ÔN TẬP LỊCH SỬ 8

 

ÔN TẬP LỊCH SỬ 8

 

GV soạn: Vương Lê Thanh Trúc – Sđt: – Email: vuongtruc29@gmail.com

 

CHỦ ĐỀ: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1858-1884

CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM  1858-1873

 

Câu hỏi 1: Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?

– Thị trường ở khu vực Đông và Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có một vị trí chiến lược đặc biệt, giàu tài nguyên, khoáng sản và nguồn nhân công rẻ mạt.

Câu hỏi 2: Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?

– Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã chống trả quyết liệt, không cho quân Pháp tiến sâu vào nội địa. Vì vậy, sau 5 tháng tấn công Đà Nẵng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

Câu hỏi 3: Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế?

– Triều đình Huế đã mắc sai lầm là không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu, vì vậy đã không tận dựng được thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công mà lại chủ trương cố thủ, bỏ lỡ cơ hội giữ độc lập.

Câu hỏi 4: Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước 5-6-1862.

– Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và bán đảo Côn Lôn.Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán. Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triểu đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.

Câu hỏi 5:  Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp như thế nào?

– Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình để chống giặc.

– Khi Pháp đánh Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-phê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo (10-12-1861).

– Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch lao đao, khốn đốn.

Câu hỏi 6: Dựa vào lược đồ (SGK, trang 118) em hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì.

– Nhân dân nổ dậy khắp nơi, nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên…

– Với các lãnh tụ: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.

– Các nhà Nho dùng ngòi bút chống thực dân Pháp: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị…

Câu hỏi 7: Hãy đọc một đoạn thơ của Nguyễn Đình Chiểu mà em thuộc nói về cuộc kháng chiến chống Pháp.

Chạy giặc

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây

Một bàn cờ thế phút sa tay

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay

Bến Nghé của tiêng tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuộm mầu mây

Hỏi trang dẹp loạn này đâu vắng?

Nỡ để dân đen mắc nạn này!

 

CHỦ ĐỀ : KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG TOÀN QUỐC (1873 – 1884)

Câu hỏi 8: Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867.

– Thực dân Pháp củng cố bộ máy cai trị của chúng ở Nam Kì, đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân Nam Kì, mở trường đào tạo tay sai…Chuẩn bị cho việc đánh chiếm Bắc Kì.

– Trong khi đó, triều đình Huế ngày càng bi đát, kinh tế khó khăn, thiên tai mất mùa, tài chính thiếu hụt, chính sách bế quan tỏa cảng vẫn được duy trì.

– Khởi nghĩa của nhân dân nổ ra ở nhiều nơi.

=> Tình hình đó tạo điều kiện cho Pháp thực hiện mưu đồ mở rộng chiếm đóng Bắc Kì.

Câu hỏi 9: Thực dân Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?

– Cuối năm 1872, chúng cho lái buôn Đuy-buy gây rối ở Hà Nội, nhằm tạo cơ hội cho Pháp can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì.

– Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-buy, Gác-ni-ê đưa hơn 200 quân Pháp ra Bắc. Nhưng thực chất, Sau đó, Pháp cho quân đánh thành Hà Nội 20-11-1873. Sau khi chiếm được thành, chúng cho quân đánh chiếm các tình Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình và Nam Định.

Câu hỏi 10: Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?

-Quân triều đình đông nhưng trang bị vũ khí thô sơ, triều đình không tỏ chức cho nhân dân kháng chiến. Vì vậy, cuộc chiến đấu do Nguyễn Tri Phương chỉ huy không bảo vệ được thành vì diễn ra đơn lẻ không có sự hỗ trợ của các nơi.

Câu hỏi 11: Trình bày diễn biến của trận Cầu Giấy năm 1873.

– Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội yếu, quân ta khép chặt vòng vây nên ngày 21-12-1873, quân Pháp buộc phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy.

– Chớp thời cơ, quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúcvà Hoàng Tá Viên phục kích, giết tại trận viên chỉ huy Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan và binh lính địch.

 

 

Câu hỏi 12: Tại sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

-Hiệp ước 1874 là một sự tính toán thiếu cận thận của triều đình Huế, xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, triều đình Huế trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Chủ quyền dân tộc bị xâm phạm nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo. Đây là việc làm nằm trong kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì của thực dân Pháp.