ÔN TẬP HOÁ 8

PHÒNG GD&ĐT TAM NÔNG

TRƯỜNG THCS TRÀM CHIM

 

ÔN TẬP HOÁ 8

 

GV soạn: Nguyễn Thị Hồng Cúc – Sđt: 0327311109 – Email: hongcuchoa1980@gmail.com

GV: Huỳnh Thị Phỉ – Sđt: 0368844320 – Email: huynhthiphitc@gmail.com

GV: Đoàn Thị Thu Liễu – Sđt: 0984364688 – Email: doanlieu123@gmail.com

 

I/ Lý thuyết.

1/. Nêu tính chất hóa học của oxi ? Viết phương trình hóa học minh họa cho mỗi tính chất

– Tác dụng với phi kim

S + O SO2

– Tác dụng với kim loại

3Fe + 2O2  Fe3O4

– Tác dụng với hợp chất

CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O

2 / Thành phần của không khí.

– Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí  trong đó khí oxi chiếm 21% , Khí nito 78% và 1% là các khí khác như CO2 ,bụi,…..

3/ Sự cháy.

– Là sự oxi  có tỏa nhiệt và phát sáng .

4/ Sự oxi hóa chậm.

–  Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.

5/  Các điều kiện phát sinh sự cháy.

– Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.

– Phải có đủ khí oxi cho sự cháy.

6/ Muốn dập tắt sự cháy cần thực hiện các biện pháp sau.

– Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

– Cách li chất cháy với khí oxi.

7/ Sự oxi hóa là gì?

-Là sự tác dụng của oxi với 1 chất.

8/ Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế như thế nào?

– Trong phòng TN khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu khí oxi và dể bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4, KClO3.

9/  Nêu  ứng dụng của oxi.

– Dùng để hô hấp và đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.

10 /Nêu định nghĩa phản ứng hóa hợp và cho ví dụ minh họa.

– Là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

PT       Na2O +  H2 O  -> 2NaOH

11/.Nêu định nghĩa phản ứng  phân hủy và cho ví dụ minh họa.

– Là phản ứng hóa học trong đó 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới

2KClO3 -> 2KCl + 3 O2.

II/ Bài tập.

1/Lập phương trình hoá học của các phản ứng và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hoá học nào?

a/     Na2O     +      H2O      ->      NaOH

b/      KClO3       to->            KCl +   O2

c/      Al     +         H2 SO4     ->        Al 2 (SO4)3       +       H2  

d/      P2O5     +      H2O      ->        H3PO4    

e/      Zn         +       O2       ->        ZnO

f/      Fe       +         HCl     ->         FeCl2       +       H2

2/    Hoàn thành phương trình hóa học sau?

a/          S     +      O2       —->

b/        Fe         +        O2        —->

c /      KClO3     —->

d/      CH4  +   O2   ……..>

e/        Ca + O2     —-à

3/   Hoàn thành phương trình hóa học sau ?

a/          K    +      O2      —->

b/          Zn         +       O2       —->

c/          C2 H  +  O2  ……..>

d/           P         +       O2    ……..>

e/          Al        + O2 ……….>

 

4/ Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa hoc điền vào chỗ trống sau ?

a/        O2     +      …….      —->        Na2O

b/       C2 H6O          +       O2       —->         CO2     +    ………………

c/      KClO3     —-> KCl +  ………

d /    CaCO3    + HCl   —-> CaCl2  + CO2   + …………

e /    KMnO4………..> K2MnO4 +MnO2 +   ………………..

             f /   Cu +    ……….  –à    CuO

5a/  Giải thích tại sao: Người ta phải bơm sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh hoặc các chậu, bể chứa cá sống ở các cửa hàng bán cá.

b/Khi nhốt một con dế mèn vào một lọ nhỏ rồi đậy nút kín, sau một thời gian con vật sẽ chết dù có đủ thức ăn.

c/ Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước? Giải thích vì sao?

d/Là một học sinh, em cần phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành.

g/ Giải thích tại sao khi nhóm lửa người ta thường chẻ nhỏ củi và quạt không khí vào?

6/ Đốt cháy hoàn toàn 3,2 g  khí metan (CH4 )  trong  khí oxi sinh ra được khí cacbonic và hơi nước. Hãy tính thể tích không khí cần dùng .(C=12, O=16)

7/ Cho 5,4 gam Al tác dụng với dung dịch HCl.

a/ Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b/ Tính khối lượng AlCl3 tạo thành.( Al=27, O=16, Cl=35,5)

8/ Cho 13 gam Zn tác dụng với dung dịch  HCl.

a/ Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b/ Tính khối lượng ZnCl2 tạo thành.

9/ Trong phòng thí nghiệm để điều chế khí H2 người ta tiến hành cho 2,8g kim loại sắt tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HCl. Sau phản ứng thu được muối và khí H2.

a/ Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b/ Tính khối lượng muối thu được.

c/ Lấy hết lượng khí H2 thu được ở trên đem khử 8 gam đồng (II) oxit – CuO (theo sơ đồ sau: H2  + CuO   4  Cu + H2O). Hãy xác định khí H2 hay CuO dư? Khối lượng chất dư?

10/ Đốt cháy  48g Mg trong bình khí oxi sinh ra MgO

a.Viết phương trình hóa học

b.Tính  khối lượng của MgO ?

c.Tính thể tích của Oxi (đktc) ?  (Biết  Mg =  24; O = 16 )

11/ Đốt cháy 26 g Zn trong bình khí oxi sinh ra ZnO

a.Viết phương trình hóa học.

b.Tính  khối lượng của ZnO ?

c .Tính thể tích của Oxi (đktc)  ?

(Biết  Zn=  65; O = 16 , )

12/ Đun nóng 12,25g kali clorat KClO3 thu được kali clorua KCl và khí oxi O2.

  1.   Phương trình phản ứng        .
  2. Tính  khối lượng của KCl ?
  3. Tính thể tích của Oxi (đktc)  (K=39,O=16,Cl =35,5 )

13/ Đốt cháy hoàn toàn kim loại đồng trong  khí oxi sinh ra được  8g(đồng II oxit)

Hãy tính thể tích không khí cần dùng . (Cu= 64, O=16)