Sửa ngày: 2017-09-19 19:09:34
Người đăng: thcstramchim
Tên file: 1_CV-1284-hướng-dẫn-tổ-chức-dạy-học-bộ-môn-tiếng-Anh-cấp-trung-học-NH-2017-2018.signed-1.pdf
Kích thước: 281.53 KB
Tải về
UBND TỈNH ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 1284/SGDĐT-GDTrH-TX&CN
V/v hướng dẫn tổ chức dạy học bộ môn tiếng Anh cấp trung học
năm học 2017-2018 Đồng Tháp, ngày 22 tháng 8 năm 2017
Kính gửi:
– Trưởng phòng Phòng GDĐT các huyện, thị xã và thành phố;
– Hiệu trưởng các trường THPT.
Thực hiện Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 24/8/2012 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2012-2020 và Công văn số 1100/SGDĐT-GDTrH ngày 15/8/2016 về việc hướng dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh năm học 2016-2017;
Thực hiện Hướng dẫn số 59/HD-SGDĐT ngày 16/8/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2017-2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Sở GDĐT hướng dẫn các đơn vị thực hiện dạy học bộ môn tiếng Anh cấp trung học năm học 2017-2018 như sau:
I. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA
1. Chương trình tiếng Anh hiện hành: (chương trình tiếng Anh 7 năm)
– THCS: tổ chức dạy học 03 tiết/tuần từ lớp 6 đến lớp 8 và 02 tiết/tuần đối với lớp 9. Dạy học theo sách giáo khoa do Bộ GDĐT phát hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
– THPT: tổ chức dạy học 03 tiết/tuần từ lớp 10 đến lớp 12. Dạy học theo sách giáo khoa do Bộ GDĐT phát hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
2. Chương trình tiếng Anh 10 năm theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020
– Tổ chức dạy học theo Công văn số 573/SGDĐT-GDTrH-TX&CN ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Sở GDĐT về việc mở rộng khiển khai chương trình GDPT môn tiếng Anh thí điểm cấp trung học từ năm học 2017-2018. Từ năm học 2017-2018, tất cả các lớp đầu cấp bậc trung học (lớp 6 và lớp 10) trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh thực hiện triển khai giảng dạy đại trà chương trình tiếng Anh 10 năm.
– THCS: Tổ chức dạy học 03 tiết/tuần từ lớp 6, 7, 8, 9. Dạy học theo sách giáo khoa do Bộ GDĐT phát hành theo Quyết định số 01/QĐ-BGDĐT ngày 03/01/2012 của Bộ GDĐT về việc phê duyệt Chương trình tiếng Anh thí điểm cấp Trung học cơ sở.
– THPT: tổ chức dạy học 03 tiết/tuần từ lớp 10, 11, 12. Dạy học theo sách giáo khoa do Bộ GDĐT phát hành theo Quyết định số 5209/QĐ-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc phê duyệt Chương trình tiếng Anh thí điểm cấp Trung học phổ thông.
– Giáo viên có thể sử dụng thêm các tài liệu tham khảo, bổ sung có chất lượng để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.
3. Chương trình tiếng Anh tăng cường
a. Tổ chức triển khai và quy định chung
Trong năm học 2017-2018, triển khai Kế hoạch số 27/KH-SGDĐT ngày 27 tháng 3 năm 2017 của Sở GDĐT về việc thí điểm chương trình tiếng Anh tăng cường với người nước ngoài tại các trường phổ thông tỉnh Đồng Tháp năm học 2017-2018 và lộ trình thực hiện đến năm 2020 tại các trường phổ thông trọng điểm chưa có giáo viên nước ngoài giảng dạy của 03 huyện: Châu Thành, Cao Lãnh và Lấp Vò;
Tổ chức giảng dạy chương trình tiếng Anh tăng cường theo các nội dung hướng dẫn tại Công văn số 1100/SGDĐT-GDTrH ngày 15 tháng 8 năm 2016 về việc hướng dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh năm học 2016-2017 về thực hiện chương trình giảng dạy tiếng Anh tăng cường ở cả 03 cấp học;
Tất cả các hình thức tổ chức giảng dạy tiếng Anh tăng cường có giáo viên nước ngoài bắt buộc phải có giáo viên trợ giảng Việt Nam tại đơn vị tổ chức giảng dạy tiếng Anh tăng cường để theo dõi và giám sát chất lượng giảng dạy và sự tiến bộ của học sinh;
Tăng cường sự phối hợp giữa giáo viên trợ giảng và giáo viên nước ngoài; đơn vị tổ chức giảng dạy tiếng Anh tăng cường phải sắp xếp lịch họp chuyên môn giữa giáo viên trợ giảng của nhà trường, giáo viên trợ giảng của đơn vị phối hợp và giáo viên nước ngoài;
Thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo các phòng GDĐT tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ và giám sát chất lượng các lớp giảng dạy tiếng Anh tăng cường; phát huy vai trò của tổ bộ môn tiếng Anh của đơn vị trong việc tham mưu và đề xuất chương trình giảng dạy tiếng Anh tăng cường, thẩm định giáo viên nước ngoài và các vấn đề phát sinh liên quan đến bộ môn tiếng Anh tại đơn vị;
Tổ chức giảng dạy mỗi lớp không quá 30 học sinh/lớp để đảm bảo chất lượng dạy và học;
Trang bị các thiết bị cần thiết để phục vụ tốt việc dạy học tiếng Anh với người nước ngoài, các thiết bị nghe nhìn như: máy cassette, video clips, tranh ảnh, trò chơi để hỗ trợ trong quá trình giảng dạy trên lớp, tăng cường thời gian luyện tập và tương tác giữa học sinh và học sinh, và giữa học sinh với giáo viên nước ngoài để giúp học sinh có nhiều cơ hội tương tác, thực hành tiếng với giáo viên nước ngoài để nâng cao năng lưc ngôn ngữ. Sở GDĐT không khuyến khích các đơn vị phải trang bị và sử dụng thường xuyên trang thiết bị hiện đại để thay thế vai trò của người dạy;
Các đơn vị tổ chức giảng dạy tiếng Anh tăng cường phải phối hợp và yêu cầu đối tác có cam kết bằng văn bản việc đảm bảo chất lượng giáo viên nước ngoài, chất lượng giảng dạy, tập huấn giáo viên trợ giảng trước khi thực hiện giảng dạy, cam kết đầu ra và tổ chức giảng dạy đúng nội dung chương trình đã được chấp thuận;
Tổ chức các lớp học tiếng Anh tăng cường lồng ghép vào thời khóa biểu chính khóa hoặc buổi chiều, tuyệt đối không tổ chức vào các buổi tối.
Trong quá trình tổ chức giảng dạy, nếu có điều chỉnh hoặc thay đổi nội dung giảng dạy đã được chấp thuận ban đầu, đơn vị trường, Phòng GDĐT và đối tác phải báo cáo với Sở GDĐT để cho ý kiến chỉ đạo kịp thời;
Các đơn vị phải có kế hoạch giảng dạy cụ thể (chương trình giảng dạy, số tiết, đối tác thực hiện, phân công giáo viên trợ giảng, công tác phối hợp với đối tác, lịch họp chuyên môn…) cho từng năm học và xin chủ trương của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (đối với các đơn vị do các phòng GDĐT quản lý) và sự chấp thuận của Sở GDĐT trước khi tiến hành tổ chức giảng dạy; đồng thời, gửi kế hoạch tổ chức giảng dạy cho từng năm học về Sở GDĐT (qua Phòng GDTrH-TX&CN) trước khi tổ chức giảng dạy đầu mỗi năm học.
b. Yêu cầu tiêu chuẩn tối thiểu giáo viên người nước ngoài (xem phụ lục đính kèm)
c. Thủ tục và hồ sơ thẩm định năng lực và xin phép giáo viên nước ngoài vào làm việc tại Đồng Tháp (xem phụ lục đính kèm)
d. Quy trình xin phép giáo viên nước ngoài vào làm việc tại Đồng Tháp (xem phụ lục đính kèm và mẫu công văn)
e. Báo cáo hoạt động của tình nguyện viên, giáo viên nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Các đơn vị có tổ chức giảng dạy tiếng Anh với tình nguyện viên, giáo viên nước ngoài phải thực hiện ký kết hợp đồng, đảm bảo chặt chẽ về nội dung và thính hợp lý, theo dỗi, giám sát trong quá trình giảng dạy; định kỳ (tháng, quí, 6 tháng, năm) báo cáo đầy đủ kết quả hoạt động giảng dạy của tình nguyện viên, giáo viên nước ngoài cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố (đối với các Phòng GDĐT) và Sở GDĐT để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo yêu cầu tại Công văn số 306/UBND-KGVX ngày 04 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hoạt động của tình nguyện viên, giáo viên nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Giáo viên
– Dạy học theo chương trình tiếng Anh hiện hành: giáo viên phải đạt chuẩn theo quy định đối với từng cấp học.
– Dạy học theo chương trình tiếng Anh 10 năm: Ưu tiên phân công giáo viên đã đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ bậc 4 (B2) (đối với cấp THCS) và bậc 5 (C1) (đối với cấp THPT). Tuy nhiên, những giáo viên đã có năng lực ngôn ngữ gần kề trình độ theo yêu cầu bậc 3 (B1) (đối với cấp THCS) và bậc 4 (B2) (đối với cấp THPT) có thể tham gia giảng dạy. Những giáo viên này phải có kế hoạch tự bồi dưỡng để đạt trình độ theo yêu cầu của cấp học và quy định tại Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh Đồng Tháp.
– Sở GDĐT yêu cầu các giáo viên tiếng Anh tăng cường sử dụng tiếng Anh trong quá trình giảng dạy trên lớp để học sinh có môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh.
2. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học
Mỗi trường phải bảo đảm việc đầu tư đầy đủ các trang thiết bị tối thiểu phục vụ dạy kỹ năng nghe (cassette và loa rời, màn hình LCD,..) của bộ môn và phục vụ kiểm tra kỹ năng nghe vào cuối mỗi học kỳ như máy đọc đĩa CD, máy đọc file nghe từ USB hoặc hệ thống âm thanh đến từng phòng học; đồng thời, bổ sung một số sách tham khảo về phương pháp giảng dạy, sách bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên và học sinh tham khảo; nâng cấp dung lượng đường truyền wifi nhằm phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy tiếng Anh, đặc biệt khai thác hệ thống sách mền trên trang sachmem.vn khi giảng dạy chương trình tiếng Anh 10 năm.
3. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa
Sở GDĐT yêu cầu tất cả các trường tổ chức mỗi học kỳ ít nhất một hoạt động ngoại khóa cho học sinh của đơn vị mình như câu lạc bộ tiếng Anh dưới sân cờ, câu lạc bộ tiếng Anh hàng tuần, hàng tháng, ngày hội Anh ngữ, hùng biện tiếng Anh và các hội thi tiếng Anh, … để tạo điều kiện cho học sinh tăng cường khả năng tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng nghe và nói, vận dụng các kiến thức đã học trong chương trình phổ vào các tình huống thực tiễn. Bên cạnh thực hiện các chủ đề, chủ điểm truyền thống trong chương trình học, các đơn vị quan tâm thực hiện các chủ đề về địa phương, quê hương Đồng Tháp góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh tỉnh nhà. Mỗi đơn vị cần có kế hoạch tổ chức cụ thể ngay từ đầu năm học để tổ chức các hoạt động ngoại khóa chu đáo và hiệu quả.
4. Tổ chức hội giảng và hội thảo cụm
Tiếp tục duy trì các buổi hội giảng và hội thảo cụm trong mỗi học kỳ nhằm tạo điều kiện cho giáo viên tiếng Anh cùng huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh có điều kiện giao lưu, chia sẻ và học tập kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp.
5. Kiểm tra và đánh giá
5.1. Đối với lớp 9 và lớp 12
Các đơn vị xây dựng đề kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ (1 tiết và học kỳ) theo hướng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016 và năm 2017 và theo hướng đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia môn tiếng Anh đối với lớp 12 (cho cả học sinh khối lớp 12 học chương trình tiếng Anh 7 năm và 10 năm) theo quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Riêng khối lớp 9 học chương trình tiếng Anh 10 năm thực hiện kiểm tra thường xuyên và điểm tra định kỳ (1 tiết và học kỳ) như các khối lớp 6, 7, 8 học chương trình tiếng Anh 10 năm theo Công văn hướng dẫn số 1104/SGDĐT-GDTrH ngày 17 tháng 8 năm 2015 về việc hướng dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh năm học 2015-2016.
5.2. Đối với các khối còn lại (dành cho chương trình tiếng Anh 7 năm và chương trình tiếng Anh 10 năm)
Kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng và 15 phút) và kiểm tra định kỳ (1 tiết và học kỳ): tiếp tục thực hiện theo Công văn số 1104/SGDĐT-GDTrH ngày 17 tháng 8 năm 2015 về việc hướng dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh năm học 2015-2016 và Công văn số 1100/SGDĐT-GDTrH ngày 15 tháng 8 năm 2016 về việc hướng dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh năm học 2016-2017.
Lưu ý: Để có thể kiểm tra bao quát nội dung kiến thức trong đề thi học kỳ môn tiếng Anh, số câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi học kỳ từ năm học 2017-2018 được điều chỉnh như sau:
Cấu trúc cũ: Thời gian làm bài 45 phút. Đề thi gồm 24 câu trắc nghiệm x 0,25 = 6,0 điểm và phần viết 2,0 điểm (chuyển đổi câu: 02 câu x 0,25 =0,5 điểm và viết một đoạn văn 1,5 điểm).
Cấu trúc mới: Thời gian làm bài 60 phút. Đề thi gồm 30 câu trắc nghiệm x 0,2 = 6,0 điểm và phần viết 2,0 điểm (chuyển đổi câu: 02 câu x 0,25 =0,5 điểm và viết một đoạn văn 1,5 điểm).
(Đính kèm cấu trúc mới tại phụ lục và đề thi minh họa)
5.3. Tổ chức thi kỹ năng nói
Các đơn vị tổ chức thi kỹ năng nói sao cho khách quan và công bằng giữa các lớp và tổ chức sắp xếp và phân công chéo giáo viên coi thi kiểm tra kỹ năng nói để đảm bảo giáo viên dạy không coi thi kiểm tra kỹ năng nói đối với học sinh lớp mình. Căn cứ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên các đơn vị chủ động lập danh sách phòng thi và phân công giáo viên hỏi thi đảm bảo hoàn thành phần thi kỹ năng nói theo lịch thi chung của trường, phòng GDĐT, hoặc Sở GDĐT (cấp nào ra đề thì cấp đó có hướng dẫn lịch thi thống nhất). Mỗi lượt thi kỹ năng nói của thí sinh phải được hai giám thị hỏi thi và chấm thi độc lập và sau đó hai giám thị hỏi thi thống nhất điểm để có kết quả điểm cuối cùng.
a. Nội dung và hình thức thi kỹ năng nói (xem phụ lục đính kèm)
b. Quy trình thực hiện trong buổi thi nói (xem phụ lục đính kèm)
c. Cách tính giờ cho các buổi thi nói
Các đơn vị tính tiết giờ dạy cho giáo viên được phân công hỏi thi kỹ năng nói như sau: ví dụ mỗi phòng thi 24 học sinh x 05 phút/học sinh = 120 phút tương đương 3 tiết thực dạy (đối với chương trình hiện hành và chương trình tiếng Anh 10 năm). Nếu 02 giám thị hỏi thi cùng chấm một thí sinh thì vẫn tính giờ 5 phút/học sinh cho mỗi giám thị hỏi thi.
6. Ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT
Học sinh học chương trình tiếng Anh 10 năm thi chung đề với học sinh học chương trình tiếng Anh 7 năm (chương trình tiếng Anh hiện hành). Nội dung ôn tập, hình thức thi và cấu trúc đề thi giống đề thi học kỳ đối với học sinh học chương trình tiếng Anh 7 năm của khối lớp 9 được hướng dẫn tại Công văn số 1104/SGDĐT-GDTrH ngày 17/8/2015 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn tổ chức dạy học môn Tiếng Anh năm học 2015-2016. Tuy nhiên, giảm số câu hỏi biến đổi câu (Sentence transformation) từ 04 câu xuống còn 02 câu (đính kèm cấu trúc chi tiết tại phụ lục).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
– Hướng dẫn tổ chức các hoạt động dạy và học bộ môn tiếng Anh các cấp; rà soát năng lực giáo viên tiếng Anh và tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh phổ thông; tổ chức tập huấn cho giáo viên tiếng Anh lần đầu tiên tham gia giảng dạy chương trình tiếng Anh 10 năm ở khối lớp 6 và khối lớp 10;
– Hướng dẫn tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động chuyên môn nhằm tăng cường khả năng sử dụng tiếng Anh của học sinh; hướng dẫn cụ thể các nội dung thi học kỳ, tuyển sinh 10, học sinh giỏi, thi chọn đội tuyển quốc gia môn tiếng Anh;
– Tổ chức kiểm tra và giám sát việc thực hiện các hướng dẫn chuyên môn về tổ chức dạy và học bộ môn tiếng Anh các cấp. Kiểm tra việc tổ chức dạy và học chương trình tiếng Anh 10 năm và chương trình tiếng Anh tăng cường có giáo viên nước ngoài;
– Sở GDĐT sẽ thành lập Ban điều hành và Tổ tư vấn thực hiện Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng tháp trong thời gian sắp tới.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo
– Yêu cầu tổ chuyên môn chủ động phát huy vai trò trong công tác tham mưu với lãnh đạo trường hoạch định kế hoạch chuyên môn, tổ chức giảng dạy tiếng Anh tăng cường với giáo viên nước ngoài, chương trình giảng dạy, tư vấn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh yếu kém, ra đề kiểm tra định kỳ, công tác kiểm tra, dự giờ, đánh giá và góp ý cho giáo viên trong tổ;
– Chỉ đạo các trường đã được trang bị phòng dạy học ngoại ngữ sử dụng các trang thiết bị một cách thường xuyên và hiệu quả. Vừa khuyến khích vừa có biện pháp yêu cầu các giáo viên tự giác thiết kế bài giảng điện tử nhằm giúp giáo viên có thời gian làm quen việc sử dụng các tính năng của các trang thiết bị một cách hiệu quả;
– Tổ chức hội giảng và hội thảo theo chuyên đề, bồi dưỡng giáo viên về phương pháp dạy mới với sự hỗ trợ, tư vấn từ hội đồng bộ môn của Sở GDĐT. Tổ chức các tiết dạy vùng cụm có định hướng nhằm giúp giáo viên tiếng Anh có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm giảng dạy trong khu vực;
– Triển khai, khuyến khích các trường hoặc các cụm trường tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh, các hội thi bộ môn tiếng Anh, … cho học sinh và giáo viên tham gia;
– Khuyến khích các đơn vị trực thuộc tổ chức giảng dạy chương trình tiếng Anh tăng cường với người nước ngoài ít nhất tại một đơn vị trường điểm cấp Tiểu học và THCS của huyện, thị xã và thành phố để nâng cao năng lực tiếng Anh của học sinh và giáo viên tiếng Anh, đồng thời tạo nguồn học sinh giỏi tiếng Anh cho đơn vị và cho tỉnh.
3. Các cơ sở giáo dục
– Nâng cao chất lượng và mở rộng triển khai giảng dạy chương trình tiếng Anh tăng cường với giáo viên nước ngoài cấp Tiểu học tại TP. Cao Lãnh, TP. Sa Đéc, Huyện Lai Vung, Huyện Tam Nông,…. Chủ động tổ chức các lớp tiếng Anh tăng cường với giáo viên nước ngoài tại đơn vị để giúp học sinh và giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có cơ hội và điều kiện tương tác với giáo viên nước ngoài để nâng cao năng lực tiếng Anh và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại đơn vị;
– Ưu tiên phân công giáo viên có đủ năng lực, giáo viên bồi dưỡng nước ngoài dạy các lớp tiếng Anh 10 năm; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức dạy học môn tiếng Anh;
– Sở GDĐT yêu cầu các đơn vị trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa liên quan đến bộ môn tiếng Anh để học sinh tham gia và tạo phong trào học tiếng Anh tại trường nhằm giúp cho giáo viên và học sinh có sân chơi lành mạnh, trí tuệ phục vụ thiết thực công tác dạy và học tiếng Anh ở đơn vị, đi vào chiều sâu trong giao tiếp và sử dụng tiếng Anh, tránh tạo áp lực vì bệnh thành tích;
– Đối với các đơn vị có đủ điều kiện tăng thêm thời lượng dạy học đối với chương trình tiếng Anh 10 năm, ngoài các tiết dạy chính thức, các trường có thể xem xét tăng cường thêm 01 tiết, 02 tiết/tuần hoặc nhiều hơn cho các lớp học chương trình tiếng Anh 10 năm để rèn luyện nâng cao các kỹ năng.
Sở GDĐT yêu cầu các Phòng GDĐT, trường THPT triển khai thực hiện dạy và học bộ môn tiếng Anh năm học 2017-2018 theo hướng dẫn trong công văn này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần thông tin bổ sung, các đơn vị cần kịp thời liên hệ Sở GDĐT (qua Phòng GDTrH-TX&CN) để được trao đổi thêm./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– UBND tỉnh (b/c);
– Đề án NNQG2020, Vụ GDTrH (b/c);
– UBND các huyện, thị xã và thành phố (ph/h);
– Giám đốc, các PGĐ Sở (b/c);
– Trưởng phòng các Phòng CMNV Sở (ph/h);
– Lưu :VT, Vh, 80b. KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Thanh Danh
Phụ lục 1
Nội dung và hình thức thi kỹ năng nói
(Đính kèm Công văn số 1284/SGDĐT-GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Sở GDĐT)
Introduction and interview: (giới thiệu và phỏng vấn – 01 phút)
Giáo viên hỏi học sinh các câu hỏi về các chủ đề chung chung như quê hương, gia đình, sở thích, … và câu hỏi liên quan đến nội dung sắp trình bày. Thời gian cho phần này là 01 phút, giám khảo hỏi từ 2-3 câu hỏi.
Individual Long Turn: (phần trình bày cá nhân – 03 phút)
Học sinh nhận một Candidate Task Card chứa 01 yêu cầu về mô tả 01 sự việc hiện tượng có liên quan đến các chủ đề đã học, trong yêu cầu sẽ có từ 3-4 gợi ý để học sinh có thể dễ dàng phát triển ý. Học sinh có 01 phút để suy nghĩ và nhiều nhất là 02 phút để trả lời. Học sinh nên trả lời câu hỏi phần này theo cấu trúc: Introduction (mở đầu) – Body (thân bài) – Conclusion (kết luận).
Two-way Discussion: (thảo luận – 01 phút)
Kết thúc phần trình bày của học sinh, giám khảo có thể hỏi thêm 01 đến 02 câu hỏi về chủ đề học sinh vừa trình bày.
Phụ lục 2
Mẫu đề thi kỹ năng nói
(Đính kèm Công văn số 1284/SGDĐT-GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Sở GDĐT)
TOPIC 1: HOBBY
Part 1: Introduction and interview on familiar topics
1. Do you have a hobby?
2. What are your hobbies?
3. How long have you had your hobby?
Part 2: Individual long turn (This part is given to the student)
Part 3: Two-way Discussion
1. Is your hobby easy or difficult? Why?
2. Which hobbies do you think are the most difficult?
Phụ lục 3
Quy trình thực hiện trong buổi thi kỹ năng nói
(Đính kèm Công văn số 1284/SGDĐT-GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Sở GDĐT)
1. Công tác chuẩn bị các công việc cho buổi thi nói
– Bố trí 01 phòng để học sinh ngồi đợi trước khi vào phòng thi nói (phòng chờ) và 01 phòng thi chính thức.
– Sắp xếp 01 bàn thi nói riêng biệt trong 1 phòng thi chính thức. Mỗi phòng bố trí 02 giáo viên tiếng Anh hỏi thi; giáo viên thay phiên hỏi 01 học sinh mỗi lượt thi kỹ năng nói giáo viên còn lại chỉ nghe và chấm điểm.
– Bố trí giám thị còn lại không phải môn tiếng Anh phụ trách việc gọi thí sinh vào phòng thi.
2. Hướng dẫn thi nói cho thí sinh
– Mỗi thí sinh thực hiện phần thi nói trong 10 phút, bao gồm 5 phút chuẩn bị câu trả lời và 5 phút trình bày chủ đề đã bốc thăm.
– Qui trình thực hiện thi nói:
+ Thí sinh bốc thăm đề (phần 2), nhận giấy nháp, chuẩn bị trong vòng 5 phút.
+ Thí sinh không được cầm giấy nháp đọc khi thực hiện phần thi nói.
3. Quy trình thi nói dành cho cán bộ tổ chức thi và giám thi
Giám thị phòng chờ gọi 01 thí sinh đầu tiên vào phòng thi. Cho thí sinh bốc thăm chủ đề thi và chuẩn bị trong vòng 05 phút và trình bày chủ đề đã bốc trong vòng 05 phút. Trước khi thí sinh thứ nhất lên trình bày, giám thị phòng chờ gọi kế tiếp thí sinh thứ 2 bốc thăm và chuẩn bị trong vòng 05 phút. Sau khi thí sinh thứ nhất hoàn thành phần thi thì thí sinh thứ 2 bắt đầu phần thi của minh. Cứ cuốn chiếu như vậy cho đến khi hết thí sinh trong phòng thi.
Lưu ý: bố trí hành lang vào và hành lang ra sao cho thí sinh vào và ra không gặp nhau. Thí sinh thi xong rời khỏi phòng thi theo hành lang ra và về luôn không được ở lại.
Phụ lục 4
Cấu trúc đề kiểm tra học kỳ
(các khối còn lại, trừ khối lớp 9 và 12)
(Đính kèm Công văn số 1284/SGDĐT-GDTrH ngày 22 tháng 7 năm 2017 của Sở GDĐT)
Thời gian làm bài 60 phút. Đề thi gồm 30 câu trắc nghiệm x 0,2 = 6,0 điểm và phần viết 2,0 điểm (chuyển đổi câu: 02 câu x 0,25 = 0,5 điểm và viết một đoạn văn 1,5 điểm)
Section A (6,0 points)
Listen to the conversation twice and mark the best answer for each of the following questions.
Question 1:
Question 2:
Question 3:
Question 4:
Listen to the conversation twice and decide whether the following sentences are True (T) or False (F). Write your answer on the answer sheet.
Question 5:
Question 6:
Question 7:
Question 8:
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.
Question 9:
Question 10:
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions.
Question 11:
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions.
Question 12:
Question 13:
Question 14:
Question 15:
Question 16:
Question 17:
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word(s) CLOSEST in meaning to the underlinded word(s) in each of the following questions.
Question 18:
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word(s) OPPOSITE in meaning to the underlinded word(s) in each of the following questions.
Question 19:
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.
Question 20:
Question 21:
Question 22:
Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct word or phrase that best fits each of the numbers blanks.
Question 23:
Question 24:
Question 25:
Question 26:
Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions.
Question 27:
Question 28:
Question 29:
Question 30:
Section B (2,0 points)
I. Finish each of the following sentences in such a way that it means the same as the sentence printed before it. Write your answers on your answer sheet. (0,5 point)
Question 1:
Question 2:
II. Write a paragraph (1,5 points)
(Đính kèm đề thi minh họa)
Phụ lục 5
Cấu trúc đề thi học kỳ và tuyển sinh vào lớp 10 đối với khối lớp 9
(Đính kèm Công văn số 1284/SGDĐT-GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Sở GDĐT)
Thời gian làm bài 60 phút. Đề thi gồm 32 câu trắc nghiệm x 0,25 = 8,0 điểm và phần viết 2,0 điểm (chuyển đổi câu: 02 câu x 0,25 =0,5 điểm và viết một đoạn văn 1,5 điểm)
Section A (8,0 points)
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.
Question 1:
Question 2:
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions.
Question 3:
Question 4:
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions.
Question 5:
Question 6:
Question 7:
Question 8:
Question 9:
Question 10:
Question 11:
Question 12:
Question 13:
Question 14:
Question 15:
Question 16:
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word(s) CLOSEST in meaning to the underlinded word(s) in each of the following questions.
Question 17:
Question 18:
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word(s) OPPOSITE in meaning to the underlinded word(s) in each of the following questions.
Question 19:
Question 20:
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.
Question 21:
Question 22:
Question 23:
Question 24:
Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct word or phrase that best fits each of the numbers blanks.
Question 25:
Question 26:
Question 27:
Question 28:
Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions.
Question 29:
Question 30:
Question 31:
Question 32:
Section B (2,0 points)
I. Finish each of the following sentences in such a way that it means the same as the sentence printed before it. Write your answers on your answer sheet. (0,5 point)
Question 1:
Question 2:
III. Writing a paragraph (1,5 points)
Phụ lục 6
Yêu cầu tiêu chuẩn tối thiểu giáo viên người nước ngoài
(Đính kèm Công văn số 1284/SGDĐT-GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Sở GDĐT)
+ Quốc tịch: Anh, Mỹ, Úc, New Zealand, Canada.
+ Độ tuổi: 25-50 tuổi.
+ Trình độ: Đại học hoặc trên đại học.
+ Bằng cấp khác: Chứng chỉ sư phạm dạy ngoại ngữ quốc tế.
+ Giấy phép lao động: Có giấy phép lao động.
+ Kinh nghiệm: đã có kinh nghiệm giảng dạy tại các trường phổ thông tại Việt Nam hoặc các nước trên thế giới ít nhất hai năm của cấp học tham gia giảng dạy.
+ Được phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Phụ lục 7
Thủ tục và hồ sơ giáo viên nước ngoài xin thẩm định năng lực và xin phép vào làm việc tại Đồng Tháp
(Đính kèm Công văn số 1284/SGDĐT-GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Sở GDĐT)
Bao gồm các thủ tục sau:
– Passport hoặc visa;
– CV (lý lịch làm việc): ghi thông tin về học vấn, lịch sử làm việc, kinh nghiệm giảng dạy;
– Văn bằng chứng chỉ (bằng đại học, chứng chỉ giảng dạy);
– Giấy phép lao động;
– Công văn xin thẩm định năng lực giáo viên nước ngoài bao gồm các thông tin sau: (1) thông tin về giáo viên nước ngoài (họ và tên, giới tính, quốc tịch, số Passport, văn bằng chứng chỉ, kinh nghiệm giảng dạy, ngày cấp, nơi cấp và thời gian làm việc trong giấy phép lao động), (2) địa điểm giảng dạy, (3) thời gian giảng dạy, (4) địa điểm cư trú tạm thời của giáo viên người nước ngoài.
Phụ lục 8
Quy trình đề nghị thẩm định năng lực và xin phép giáo viên nước ngoài vào làm việc tại Đồng Tháp
(Đính kèm Công văn số 1284/SGDĐT-GDTrH-TX&CN ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Sở GDĐT)
1. Đối tác cung cấp các hồ sơ liên quan đến giáo viên nước ngoài và công văn đề nghị thẩm định năng lực giáo viên nước ngoài và xin phép giáo viên nước ngoài vào làm việc tại Đồng Tháp cho đơn vị trường. Trường thẩm định hồ sơ, thủ tục và tiêu chuẩn giáo viên nước ngoài theo quy định và gửi văn bản đề nghị thẩm định năng lực và xin phép giáo viên nước ngoài cho Phòng GDĐT (đối với trường Tiểu học và THCS) và cho Sở GDĐT (đối với trường THPT).
2. Phòng GDĐT xem xét hồ sơ xin phép và thẩm định năng lực giáo viên nước ngoài và có văn bản đề nghị Sở GDĐT thẩm định năng lực giáo viên nước ngoài. Sở thẩm định năng lực giáo viên nước ngoài và có văn bản trả lời Phòng GDĐT. Căn cứ vào văn bản thẩm định năng lực giáo viên nước ngoài của Sở GDĐT, Phòng GDĐT có văn bản đề nghị UBND huyện, thị xã và thành phố xin phép giáo viên nước ngoài vào làm việc tại Đồng Tháp với Sở Ngoại Vụ. Riêng đối với các trường THPT làm văn bản đề nghị thẩm định năng lực và xin phép giáo viên nước ngoài cho Sở GDĐT.
3. Sở Ngoại Vụ căn cứ văn bản của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và thành phố có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận cho phép giáo viên nước ngoài vào làm việc tại Đồng Tháp.
4. Sở GDĐT căn cứ văn bản đề nghị của trường THPT sẽ có văn bản thẩm định năng lực và xin phép giáo viên nước ngoài vào làm việc tại Đồng Tháp gửi Sở Ngoại Vụ. Sở Ngọai Vụ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận cho phép giáo viên nước ngoài vào làm việc tại Đồng Tháp.
(Đính kèm các mẫu văn bản)
Phụ lục 9
Tiêu chí chấm kỹ năng nói
(Đính kèm Công văn số 1284/SGDĐT-GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Sở GDĐT)
Tiêu chí Thang điểm Chi tiết Thang điểm
Phát triển ý 0,5 Nêu được ít nhất hai ý chính 0,3
Giái thích ý chính 0,1
Dẫn chứng, ví dụ 0,1
Sử dụng cấu trúc ngữ pháp đa dạng và chính xác 0,5 Sử dụng đa dạng cấu trúc câu 0,3
Sử dụng đúng thời, thể, hình thức của từ 0,1
Sử dụng đa dạng, phù hợp và đúng cấu trúc ngữ pháp 0,1
Phát âm 0,5 Phát âm các nguyên âm (vowel) và phụ âm (consonant) của từ 1 cách chính xác 0,1
Nhấn đúng trọng âm (stress) 0,1
Có ngữ điệu (intonation) 0,1
Có phát âm cuối (final sound) 0,1
Ngắt giọng đúng chỗ 0,1
Độ lưu loát và sắp xếp ý mạch lạc, sử dụng ngôn từ 0,5 Sử dụng một lượng đa dạng các từ, cụm từ liên kết, từ nối… 0,1
Có các câu đề dẫn, các câu kết luận 0,1
Sử dụng các cụm từ liên kết một cách chính xác 0,1
Ít khi ngập ngừng, lặp lại 0,1
Các câu trả lời đưa ra đều liên quan đến chủ đề 0,1
Tổng điểm 2,0
Phụ lục 10
Tiêu chí chấm viết đoạn văn
(Đính kèm Công văn số 1284/SGDĐT-GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Sở GDĐT)
Criteria Marks
Topic sentence Topic 0,125
Controlling idea 0,125
Supporting sentence 1 0,125
Example/Explanation 1 0,125
Supporting sentence 2 0,125
Example/Explanation 2 0,125
Supporting sentence 3 0,125
Example/Explanation 3 0,125
Concluding sentence 0,125
Connectors and Punctuations (using at least 03 connectors) 0,125
Grammar and Structures (under 03 grammar mistakes) 0,125
Spelling and Vocabulary (under 03 spelling mistakes) 0,125
Total 1,5
Những chú ý khi chấm:
– Từ 03 lỗi ngữ pháp trở lên trừ 0,125 điểm.
– Viết không đủ số lượng từ trừ 0,125.
– Từ 03 lỗi chính tả trở lên trừ 0,125 điểm.
– Nếu dưới 03 từ nối trừ 0,125 điểm và sai cách dùng dấu câu từ 03 lỗi trở lên trừ 0,125.
– Viết lại đề không cho điểm cả bài.
– Nếu viết câu chủ đề không đúng chỉ trừ điểm một trong hai phần của câu chủ đề.
– Viết lạc đề không chấm cả bài viết.
– Viết không đúng Format của một đoạn văn trừ 0,5 điểm.