Hướng dẫn tổ chức dạy học bộ môn tiếng Anh cấp trung học năm học 2017-2018

Kính gửi:
– Trưởng phòng Phòng GDĐT các huyện, thị xã và thành phố;
– Hiệu trưởng các trường THPT.
Thực hiện Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 24/8/2012 của UBND tỉnh Đồng
Tháp về việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai
đoạn 2012-2020 và Công văn số 1100/SGDĐT-GDTrH ngày 15/8/2016 về việc hướng
dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh năm học 2016-2017;
Thực hiện Hướng dẫn số 59/HD-SGDĐT ngày 16/8/2017 của Sở Giáo dục và Đào
tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2017-2018 của
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Sở GDĐT hướng dẫn các đơn vị thực hiện dạy học bộ môn tiếng Anh cấp trung
học năm học 2017-2018 như sau:
I. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA
1. Chương trình tiếng Anh hiện hành: (chương trình tiếng Anh 7 năm)
– THCS: tổ chức dạy học 03 tiết/tuần từ lớp 6 đến lớp 8 và 02 tiết/tuần đối với lớp
9. Dạy học theo sách giáo khoa do Bộ GDĐT phát hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-
BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
– THPT: tổ chức dạy học 03 tiết/tuần từ lớp 10 đến lớp 12. Dạy học theo sách giáo
khoa do Bộ GDĐT phát hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006
của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
2. Chương trình tiếng Anh 10 năm theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020
– Tổ chức dạy học theo Công văn số 573/SGDĐT-GDTrH-TX&CN ngày 08 tháng
5 năm 2017 của Sở GDĐT về việc mở rộng khiển khai chương trình GDPT môn tiếng
Anh thí điểm cấp trung học từ năm học 2017-2018. Từ năm học 2017-2018, tất cả các
lớp đầu cấp bậc trung học (lớp 6 và lớp 10) trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh thực
hiện triển khai giảng dạy đại trà chương trình tiếng Anh 10 năm.
– THCS: Tổ chức dạy học 03 tiết/tuần từ lớp 6, 7, 8, 9. Dạy học theo sách giáo
khoa do Bộ GDĐT phát hành theo Quyết định số 01/QĐ-BGDĐT ngày 03/01/2012 của
Bộ GDĐT về việc phê duyệt Chương trình tiếng Anh thí điểm cấp Trung học cơ sở.
2
– THPT: tổ chức dạy học 03 tiết/tuần từ lớp 10, 11, 12. Dạy học theo sách giáo
khoa do Bộ GDĐT phát hành theo Quyết định số 5209/QĐ-BGDĐT ngày 23/11/2012
của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc phê duyệt Chương trình tiếng Anh thí điểm cấp Trung
học phổ thông.
– Giáo viên có thể sử dụng thêm các tài liệu tham khảo, bổ sung có chất lượng để
góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.
3. Chương trình tiếng Anh tăng cường
a. Tổ chức triển khai và quy định chung
Trong năm học 2017-2018, triển khai Kế hoạch số 27/KH-SGDĐT ngày 27 tháng
3 năm 2017 của Sở GDĐT về việc thí điểm chương trình tiếng Anh tăng cường với người
nước ngoài tại các trường phổ thông tỉnh Đồng Tháp năm học 2017-2018 và lộ trình thực
hiện đến năm 2020 tại các trường phổ thông trọng điểm chưa có giáo viên nước ngoài
giảng dạy của 03 huyện: Châu Thành, Cao Lãnh và Lấp Vò;
Tổ chức giảng dạy chương trình tiếng Anh tăng cường theo các nội dung hướng
dẫn tại Công văn số 1100/SGDĐT-GDTrH ngày 15 tháng 8 năm 2016 về việc hướng dẫn
tổ chức dạy học môn tiếng Anh năm học 2016-2017 về thực hiện chương trình giảng dạy
tiếng Anh tăng cường ở cả 03 cấp học;
Tất cả các hình thức tổ chức giảng dạy tiếng Anh tăng cường có giáo viên nước
ngoài bắt buộc phải có giáo viên trợ giảng Việt Nam tại đơn vị tổ chức giảng dạy tiếng
Anh tăng cường để theo dõi và giám sát chất lượng giảng dạy và sự tiến bộ của học sinh;
Tăng cường sự phối hợp giữa giáo viên trợ giảng và giáo viên nước ngoài; đơn vị
tổ chức giảng dạy tiếng Anh tăng cường phải sắp xếp lịch họp chuyên môn giữa giáo viên
trợ giảng của nhà trường, giáo viên trợ giảng của đơn vị phối hợp và giáo viên nước
ngoài;
Thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo các phòng GDĐT tăng cường công tác kiểm tra, dự
giờ và giám sát chất lượng các lớp giảng dạy tiếng Anh tăng cường; phát huy vai trò của
tổ bộ môn tiếng Anh của đơn vị trong việc tham mưu và đề xuất chương trình giảng dạy
tiếng Anh tăng cường, thẩm định giáo viên nước ngoài và các vấn đề phát sinh liên quan
đến bộ môn tiếng Anh tại đơn vị;
Tổ chức giảng dạy mỗi lớp không quá 30 học sinh/lớp để đảm bảo chất lượng dạy và
học;
Trang bị các thiết bị cần thiết để phục vụ tốt việc dạy học tiếng Anh với người nước
ngoài, các thiết bị nghe nhìn như: máy cassette, video clips, tranh ảnh, trò chơi để hỗ trợ
trong quá trình giảng dạy trên lớp, tăng cường thời gian luyện tập và tương tác giữa học sinh
và học sinh, và giữa học sinh với giáo viên nước ngoài để giúp học sinh có nhiều cơ hội
tương tác, thực hành tiếng với giáo viên nước ngoài để nâng cao năng lưc ngôn ngữ. Sở
GDĐT không khuyến khích các đơn vị phải trang bị và sử dụng thường xuyên trang thiết bị
hiện đại để thay thế vai trò của người dạy;
3
Các đơn vị tổ chức giảng dạy tiếng Anh tăng cường phải phối hợp và yêu cầu đối
tác có cam kết bằng văn bản việc đảm bảo chất lượng giáo viên nước ngoài, chất lượng
giảng dạy, tập huấn giáo viên trợ giảng trước khi thực hiện giảng dạy, cam kết đầu ra và
tổ chức giảng dạy đúng nội dung chương trình đã được chấp thuận;
Tổ chức các lớp học tiếng Anh tăng cường lồng ghép vào thời khóa biểu chính
khóa hoặc buổi chiều, tuyệt đối không tổ chức vào các buổi tối.
Trong quá trình tổ chức giảng dạy, nếu có điều chỉnh hoặc thay đổi nội dung
giảng dạy đã được chấp thuận ban đầu, đơn vị trường, Phòng GDĐT và đối tác phải
báo cáo với Sở GDĐT để cho ý kiến chỉ đạo kịp thời;
Các đơn vị phải có kế hoạch giảng dạy cụ thể (chương trình giảng dạy, số tiết, đối
tác thực hiện, phân công giáo viên trợ giảng, công tác phối hợp với đối tác, lịch họp
chuyên môn…) cho từng năm học và xin chủ trương của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã,
thành phố (đối với các đơn vị do các phòng GDĐT quản lý) và sự chấp thuận của Sở
GDĐT trước khi tiến hành tổ chức giảng dạy; đồng thời, gửi kế hoạch tổ chức giảng dạy
cho từng năm học về Sở GDĐT (qua Phòng GDTrH-TX&CN) trước khi tổ chức giảng
dạy đầu mỗi năm học.
b. Yêu cầu tiêu chuẩn tối thiểu giáo viên người nước ngoài (xem phụ lục
đính kèm)
c. Thủ tục và hồ sơ thẩm định năng lực và xin phép giáo viên nước ngoài vào làm
việc tại Đồng Tháp (xem phụ lục đính kèm)
d. Quy trình xin phép giáo viên nước ngoài vào làm việc tại Đồng Tháp (xem phụ
lục đính kèm và mẫu công văn)
e. Báo cáo hoạt động của tình nguyện viên, giáo viên nước ngoài trên địa bàn
tỉnh
Các đơn vị có tổ chức giảng dạy tiếng Anh với tình nguyện viên, giáo viên nước
ngoài phải thực hiện ký kết hợp đồng, đảm bảo chặt chẽ về nội dung và thính hợp lý, theo
dỗi, giám sát trong quá trình giảng dạy; định kỳ (tháng, quí, 6 tháng, năm) báo cáo đầy đủ
kết quả hoạt động giảng dạy của tình nguyện viên, giáo viên nước ngoài cho Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã và thành phố (đối với các Phòng GDĐT) và Sở GDĐT để báo cáo
Ủy ban nhân dân tỉnh theo yêu cầu tại Công văn số 306/UBND-KGVX ngày 04 tháng 8
năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hoạt động của tình nguyện viên, giáo viên
nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Giáo viên
– Dạy học theo chương trình tiếng Anh hiện hành: giáo viên phải đạt chuẩn theo
quy định đối với từng cấp học.
– Dạy học theo chương trình tiếng Anh 10 năm: Ưu tiên phân công giáo viên đã
đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ bậc 4 (B2) (đối với cấp THCS) và bậc 5 (C1) (đối với cấp
4
THPT). Tuy nhiên, những giáo viên đã có năng lực ngôn ngữ gần kề trình độ theo yêu
cầu bậc 3 (B1) (đối với cấp THCS) và bậc 4 (B2) (đối với cấp THPT) có thể tham gia
giảng dạy. Những giáo viên này phải có kế hoạch tự bồi dưỡng để đạt trình độ theo yêu
cầu của cấp học và quy định tại Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2012
của UBND tỉnh Đồng Tháp.
– Sở GDĐT yêu cầu các giáo viên tiếng Anh tăng cường sử dụng tiếng Anh trong
quá trình giảng dạy trên lớp để học sinh có môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh.
2. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học
Mỗi trường phải bảo đảm việc đầu tư đầy đủ các trang thiết bị tối thiểu phục vụ
dạy kỹ năng nghe (cassette và loa rời, màn hình LCD,..) của bộ môn và phục vụ kiểm tra
kỹ năng nghe vào cuối mỗi học kỳ như máy đọc đĩa CD, máy đọc file nghe từ USB hoặc
hệ thống âm thanh đến từng phòng học; đồng thời, bổ sung một số sách tham khảo về
phương pháp giảng dạy, sách bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên và học sinh tham
khảo; nâng cấp dung lượng đường truyền wifi nhằm phục vụ công tác ứng dụng công
nghệ thông tin giảng dạy tiếng Anh, đặc biệt khai thác hệ thống sách mền trên trang
sachmem.vn khi giảng dạy chương trình tiếng Anh 10 năm.
3. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa
Sở GDĐT yêu cầu tất cả các trường tổ chức mỗi học kỳ ít nhất một hoạt động
ngoại khóa cho học sinh của đơn vị mình như câu lạc bộ tiếng Anh dưới sân cờ, câu lạc bộ
tiếng Anh hàng tuần, hàng tháng, ngày hội Anh ngữ, hùng biện tiếng Anh và các hội thi
tiếng Anh, … để tạo điều kiện cho học sinh tăng cường khả năng tiếng Anh, đặc biệt là
kỹ năng nghe và nói, vận dụng các kiến thức đã học trong chương trình phổ vào các tình
huống thực tiễn. Bên cạnh thực hiện các chủ đề, chủ điểm truyền thống trong chương
trình học, các đơn vị quan tâm thực hiện các chủ đề về địa phương, quê hương Đồng
Tháp góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh tỉnh nhà. Mỗi đơn vị cần có kế hoạch tổ chức
cụ thể ngay từ đầu năm học để tổ chức các hoạt động ngoại khóa chu đáo và hiệu quả.
4. Tổ chức hội giảng và hội thảo cụm
Tiếp tục duy trì các buổi hội giảng và hội thảo cụm trong mỗi học kỳ nhằm tạo
điều kiện cho giáo viên tiếng Anh cùng huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh có
điều kiện giao lưu, chia sẻ và học tập kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp.
5. Kiểm tra và đánh giá
5.1. Đối với lớp 9 và lớp 12
Các đơn vị xây dựng đề kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ (1 tiết và học
kỳ) theo hướng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016 và năm 2017 và theo hướng đề thi
tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia môn tiếng Anh đối với lớp 12 (cho cả học sinh
khối lớp 12 học chương trình tiếng Anh 7 năm và 10 năm) theo quy chế thi trung học phổ
thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông Ban hành kèm theo
Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
5
Riêng khối lớp 9 học chương trình tiếng Anh 10 năm thực hiện kiểm tra thường
xuyên và điểm tra định kỳ (1 tiết và học kỳ) như các khối lớp 6, 7, 8 học chương trình
tiếng Anh 10 năm theo Công văn hướng dẫn số 1104/SGDĐT-GDTrH ngày 17 tháng 8
năm 2015 về việc hướng dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh năm học 2015-2016.
5.2. Đối với các khối còn lại (dành cho chương trình tiếng Anh 7 năm và chương
trình tiếng Anh 10 năm)
Kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng và 15 phút) và kiểm tra định kỳ (1 tiết và
học kỳ): tiếp tục thực hiện theo Công văn số 1104/SGDĐT-GDTrH ngày 17 tháng 8 năm
2015 về việc hướng dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh năm học 2015-2016 và Công
văn số 1100/SGDĐT-GDTrH ngày 15 tháng 8 năm 2016 về việc hướng dẫn tổ chức dạy
học môn tiếng Anh năm học 2016-2017.
Lưu ý: Để có thể kiểm tra bao quát nội dung kiến thức trong đề thi học kỳ môn
tiếng Anh, số câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi học kỳ từ năm học 2017-2018 được điều
chỉnh như sau:
Cấu trúc cũ: Thời gian làm bài 45 phút. Đề thi gồm 24 câu trắc nghiệm x 0,25 =
6,0 điểm và phần viết 2,0 điểm (chuyển đổi câu: 02 câu x 0,25 =0,5 điểm và viết một
đoạn văn 1,5 điểm).
Cấu trúc mới: Thời gian làm bài 60 phút. Đề thi gồm 30 câu trắc nghiệm x 0,2 =
6,0 điểm và phần viết 2,0 điểm (chuyển đổi câu: 02 câu x 0,25 =0,5 điểm và viết một
đoạn văn 1,5 điểm).
(Đính kèm cấu trúc mới tại phụ lục và đề thi minh họa)
5.3. Tổ chức thi kỹ năng nói
Các đơn vị tổ chức thi kỹ năng nói sao cho khách quan và công bằng giữa các lớp
và tổ chức sắp xếp và phân công chéo giáo viên coi thi kiểm tra kỹ năng nói để đảm bảo
giáo viên dạy không coi thi kiểm tra kỹ năng nói đối với học sinh lớp mình. Căn cứ điều
kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên các đơn vị chủ động lập danh sách phòng thi và
phân công giáo viên hỏi thi đảm bảo hoàn thành phần thi kỹ năng nói theo lịch thi chung
của trường, phòng GDĐT, hoặc Sở GDĐT (cấp nào ra đề thì cấp đó có hướng dẫn lịch thi
thống nhất). Mỗi lượt thi kỹ năng nói của thí sinh phải được hai giám thị hỏi thi và chấm
thi độc lập và sau đó hai giám thị hỏi thi thống nhất điểm để có kết quả điểm cuối cùng.
a. Nội dung và hình thức thi kỹ năng nói (xem phụ lục đính kèm)
b. Quy trình thực hiện trong buổi thi nói (xem phụ lục đính kèm)
c. Cách tính giờ cho các buổi thi nói
Các đơn vị tính tiết giờ dạy cho giáo viên được phân công hỏi thi kỹ năng nói như
sau: ví dụ mỗi phòng thi 24 học sinh x 05 phút/học sinh = 120 phút tương đương 3 tiết
thực dạy (đối với chương trình hiện hành và chương trình tiếng Anh 10 năm). Nếu 02
giám thị hỏi thi cùng chấm một thí sinh thì vẫn tính giờ 5 phút/học sinh cho mỗi giám thị
hỏi thi.
6
6. Ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT
Học sinh học chương trình tiếng Anh 10 năm thi chung đề với học sinh học chương
trình tiếng Anh 7 năm (chương trình tiếng Anh hiện hành). Nội dung ôn tập, hình thức thi và
cấu trúc đề thi giống đề thi học kỳ đối với học sinh học chương trình tiếng Anh 7 năm của
khối lớp 9 được hướng dẫn tại Công văn số 1104/SGDĐT-GDTrH ngày 17/8/2015 của Sở
GDĐT về việc hướng dẫn tổ chức dạy học môn Tiếng Anh năm học 2015-2016. Tuy
nhiên, giảm số câu hỏi biến đổi câu (Sentence transformation) từ 04 câu xuống còn 02
câu (đính kèm cấu trúc chi tiết tại phụ lục).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
– Hướng dẫn tổ chức các hoạt động dạy và học bộ môn tiếng Anh các cấp; rà soát
năng lực giáo viên tiếng Anh và tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ngôn ngữ và
phương pháp giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh phổ thông; tổ chức tập huấn cho giáo
viên tiếng Anh lần đầu tiên tham gia giảng dạy chương trình tiếng Anh 10 năm ở khối lớp
6 và khối lớp 10;
– Hướng dẫn tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động chuyên môn nhằm
tăng cường khả năng sử dụng tiếng Anh của học sinh; hướng dẫn cụ thể các nội dung thi
học kỳ, tuyển sinh 10, học sinh giỏi, thi chọn đội tuyển quốc gia môn tiếng Anh;
– Tổ chức kiểm tra và giám sát việc thực hiện các hướng dẫn chuyên môn về tổ
chức dạy và học bộ môn tiếng Anh các cấp. Kiểm tra việc tổ chức dạy và học chương
trình tiếng Anh 10 năm và chương trình tiếng Anh tăng cường có giáo viên nước ngoài;
– Sở GDĐT sẽ thành lập Ban điều hành và Tổ tư vấn thực hiện Đề án ngoại ngữ
Quốc gia 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng tháp trong thời gian sắp tới.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo
– Yêu cầu tổ chuyên môn chủ động phát huy vai trò trong công tác tham mưu với
lãnh đạo trường hoạch định kế hoạch chuyên môn, tổ chức giảng dạy tiếng Anh tăng
cường với giáo viên nước ngoài, chương trình giảng dạy, tư vấn công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi và học sinh yếu kém, ra đề kiểm tra định kỳ, công tác kiểm tra, dự giờ, đánh giá
và góp ý cho giáo viên trong tổ;
– Chỉ đạo các trường đã được trang bị phòng dạy học ngoại ngữ sử dụng các trang
thiết bị một cách thường xuyên và hiệu quả. Vừa khuyến khích vừa có biện pháp yêu cầu
các giáo viên tự giác thiết kế bài giảng điện tử nhằm giúp giáo viên có thời gian làm quen
việc sử dụng các tính năng của các trang thiết bị một cách hiệu quả;
– Tổ chức hội giảng và hội thảo theo chuyên đề, bồi dưỡng giáo viên về phương
pháp dạy mới với sự hỗ trợ, tư vấn từ hội đồng bộ môn của Sở GDĐT. Tổ chức các tiết
dạy vùng cụm có định hướng nhằm giúp giáo viên tiếng Anh có điều kiện giao lưu học
hỏi kinh nghiệm giảng dạy trong khu vực;
– Triển khai, khuyến khích các trường hoặc các cụm trường tổ chức câu lạc bộ
tiếng Anh, các hội thi bộ môn tiếng Anh, … cho học sinh và giáo viên tham gia;
7
– Khuyến khích các đơn vị trực thuộc tổ chức giảng dạy chương trình tiếng Anh
tăng cường với người nước ngoài ít nhất tại một đơn vị trường điểm cấp Tiểu học và
THCS của huyện, thị xã và thành phố để nâng cao năng lực tiếng Anh của học sinh và
giáo viên tiếng Anh, đồng thời tạo nguồn học sinh giỏi tiếng Anh cho đơn vị và cho tỉnh.
3. Các cơ sở giáo dục
– Nâng cao chất lượng và mở rộng triển khai giảng dạy chương trình tiếng Anh
tăng cường với giáo viên nước ngoài cấp Tiểu học tại TP. Cao Lãnh, TP. Sa Đéc, Huyện
Lai Vung, Huyện Tam Nông,…. Chủ động tổ chức các lớp tiếng Anh tăng cường với giáo
viên nước ngoài tại đơn vị để giúp học sinh và giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó
khăn có cơ hội và điều kiện tương tác với giáo viên nước ngoài để nâng cao năng lực
tiếng Anh và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại đơn vị;
– Ưu tiên phân công giáo viên có đủ năng lực, giáo viên bồi dưỡng nước ngoài dạy
các lớp tiếng Anh 10 năm; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao hiệu
quả tổ chức dạy học môn tiếng Anh;
– Sở GDĐT yêu cầu các đơn vị trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa liên quan
đến bộ môn tiếng Anh để học sinh tham gia và tạo phong trào học tiếng Anh tại trường
nhằm giúp cho giáo viên và học sinh có sân chơi lành mạnh, trí tuệ phục vụ thiết thực
công tác dạy và học tiếng Anh ở đơn vị, đi vào chiều sâu trong giao tiếp và sử dụng tiếng
Anh, tránh tạo áp lực vì bệnh thành tích;
– Đối với các đơn vị có đủ điều kiện tăng thêm thời lượng dạy học đối với chương
trình tiếng Anh 10 năm, ngoài các tiết dạy chính thức, các trường có thể xem xét tăng
cường thêm 01 tiết, 02 tiết/tuần hoặc nhiều hơn cho các lớp học chương trình tiếng Anh
10 năm để rèn luyện nâng cao các kỹ năng.
Sở GDĐT yêu cầu các Phòng GDĐT, trường THPT triển khai thực hiện dạy và
học bộ môn tiếng Anh năm học 2017-2018 theo hướng dẫn trong công văn này. Trong
quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần thông tin bổ sung, các đơn vị cần kịp
thời liên hệ Sở GDĐT (qua Phòng GDTrH-TX&CN) để được trao đổi thêm./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– UBND tỉnh (b/c);
– Đề án NNQG2020, Vụ GDTrH (b/c);
– UBND các huyện, thị xã và thành phố (ph/h);
– Giám đốc, các PGĐ Sở (b/c);
– Trưởng phòng các Phòng CMNV Sở (ph/h);
– Lưu :VT, Vh
, 80b.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Thanh Danh