KẾ HOẠCH Số:¬ 68/KH-THCSTC ngày 21 tháng 8 năm 2018 Tổ chức dạy 2 buổi/ ngày năm học 2018-2019

Tên file: 68-KH-DAY-2-BUOI-NGAY-1.doc
Tải về

KẾ HOẠCH

 Tổ chức  dạy 2 buổi/ ngày năm học 2018-2019

Căn cứ công văn số số 160/SGDĐT-TTr, ngày  15  tháng  8  năm 2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp V/v hướng dẫn thực hiện dạy học 2 buổi/ngày và dạy thêm, học thêm.

Căn cứ quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 04tháng 01 năm 2017 của ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành qui định dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Căn cứ vào biên bản thồng nhất ban đại diện Phụ huynh học sinh với nhà trường vào ngày 17/8/2018

Nay Hiệu trưởng trường THCS Tràm Chim xây dựng kế tổ chức dạy 02 buổi/ ngày học sinh lớp 9 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của trường như sau:

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Trường THCS Tràm Chim đạt chuẩn quốc gia năm 2017; đạt kết quả kiểm định chất lượng mức độ 2 năm 2016.

Sĩ số học sinh: 1224 học sinh/30 lớp.

Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 68 (58 giáo viên giảng dạy; 03 BGH; 07 nhân viên).

CSVC cơ bản đáp ứng hoạt động giáo dục của nhà trường. Cụ thể: có 22 phòng học; 8 phòng chức năng và 7 phòng hành chính – quản trị.

2 Mục tiêu:

Dạy 2 buổi/ ngày đáp ứng sự phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế xã hội của giai đoạn mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu về chăm sóc giáo dục trẻ em của gia đình và xã hội, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề quá tải, dạy thêm học thêm tràn lan.

Đội ngũ giáo viên đủ số lượng theo yêu cầu kể cả giáo viên bộ môn; năng nổ, nhiệt tình và giảng dạy đạt chất lượng. Ngoài ra, giáo viên nắm vững chất lượng học tập của lớp cũng như mức tiếp thu bài của từng em nên có sự điều chỉnh cách dạy phù hợp từng đối tượng học sinh nhờ đó chất lượng học tập từng bước được nâng lên.

Giáo viên làm chủ được chương trình; chủ động sắp xếp các tiết học một cách linh hoạt giữa các buổi.

Trong mô hình tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, chất lượng học tập của học sinh cũng như chất lượng giáo dục được nâng cao; chương trình học được đảm bảo; giáo viên có điều kiện và thời gian quan tâm đối với những học sinh còn khó khăn trong học tập; giáo viên có thời gian dạy học phân hóa đối tượng học sinh, kèm cặp, bồi dưỡng học sinh chưa hoàn thành; học sinh được học tập, vui chơi trong môi trường giáo dục, không tham gia vào các trò chơi, thói quen xấu, tệ nạn xã hội; Gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế các em vẫn tham gia học tập.

Tận dụng khai thác tối đa các phòng học và thiết bị dạy học.

II NỘI DUNG

  1. Chỉ tiêu:

– Tỉ lệ HS lớp 9 tốt nghiệp THCS: 100 %. Học sinh trúng tuyển lớp 10  đạt 98% / Tổng số HSDT Không còn học sinh bị điểm 0 (không)

– Chỉ tiêu điểm tuyển sinh: Toán >=5: 60% ; Văn> =5: 50 %; TA >=5: 50 % ; Tổng 3 môn > =15 : 50 %; Điểm lệch giữa cuối năm và thi tuyển sinh lớp 9 không quá 20%

  1. Đối tượng và môn giảng dạy

– Đối tượng: Học sinh đang học lớp 9 năm học 2018-2019

Môn giảng dạy:  thực hiện giảng dạy đối với ba môn học: Ngữ Văn, Toán và Tiếng anh.

  1. Thời gian và thời lượng giảng dạy

Tổng số tuần dạy 2 buổi/ngày cả năm là 32 tuần. Trong đó, học kì I là 17 tuần ( 118 Tiết ), học kì II là 15 tuần ( 108 tiết ) và 02 tuần ôn tập ( 60 tiết ) để dự tuyển vào lớp 10 năm học 2018-2019. Bắt đầu từ 27/8 đến  cuối năm học 2018-2019

Thời lượng dạy 2 buổi/ngày: Dạy 2 tiết/tuần/lớp/môn. Theo thời khóa biểu của trường. Tổng số tiết 286 tiết

  1. Đội ngũ giáo viên

Nhà trường có đủ đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, đang phụ trách giảng dạy các lớp khối lớp 9 được phân công trực tiếp tham gia giảng dạy các lớp học 2 buổi/ngày.

  1. Nội dung giảng dạy

Bám sát nội dung chương trình quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ- BGD&ĐT ngày 05/5/2006; đảm bảo yêu cầu tối thiểu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của Chương trình giáo dục phổ thông.

Thực hiện các giải pháp tăng thời gian dạy học các nội dung khó, học sinh tự học có hướng dẫn của giáo viên; tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp từng đối tượng học sinh.

Ngoài ra, còn thực hiện các hoạt động giáo dục như: giáo dục hướng nghiệp; giáo dục ngoài giờ lên lớp; giáo dục nghề phổ thông; giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống; các hoạt động trãi nghiệm, hoạt động tập thể, văn nghệ, thể thao… theo quy định của kế hoạch giáo dục, kế hoạch thời gian năm học; phát triển năng khiếu cá nhân, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

Tổ chuyên môn xây dựng chương trình, nội dung dạy học cho toàn khóa học ở các môn Toán, Văn, tiếng Anh.

  1. Mức thu – chi của công tác dạy 02 buổi/ngày

* Mức thu:

Căn cứ vào Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quy định dạy thêm, học thêm (DTHT) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; và thực hiện theo qui định của Công văn số 1546/SGDĐT-STC ngày 11/10/2017 về hướng dẫn kinh phí thực hiện dạy 2 buổi/ngày, ngoại ngữ tăng cường. tổ chức bán trú, giữ trẻ tại các cơ sở giáo dục.

Thỏa thuận thống nhất với ban đại diện CMHS thu bù chi cụ thê  học sinh khối 9 là: 65.000 đồng/1em/1 tháng/3 môn.

Đối với học sinh các hộ chính sách, nghèo, khó khăn về kinh tế nhà trường có chế độ miễn giảm theo thỏa thuận thống nhất với Cha mẹ học sinh ( hộ nghèo giảm 50 % và cận nghèo giảm 25 % ).

* Mức chi

Tổng thu sau khi nộp thuế theo quy định là 2%, số còn lại (98% được xem như 100%), chi theo tỉ lệ các nội dung sau:

Chi 80% cho giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm lớp DTHT (Hiệu trưởng quy định tỷ lệ % cho chủ nhiệm lớp DTHT trong 80%), mức tối đa/tiết như sau:

Chi 10% cho việc tăng cường cơ sở vật chất, điện, nước, mua sắm trang thiết bị, tài liệu, văn phòng phẩm, mua biên lai và chi khác phục vụ trực tiếp cho việc dạy thêm, học thêm.

Chi 10% cho công tác quản lý điều hành, kiểm tra gồm: 4,5% cho người ghi danh thu tiền, kế toán và thủ quỹ thu, chi, quyết toán, công khai định kỳ, viết hóa đơn, báo cáo ; 4,0% bồi dưỡng công tác quản lý, điều hành và 1,5% bồi dưỡng công tác kiểm tra.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  2. Hiệu trưởng:

Xây dựng Kế hoạch dạy 2 buổi/ngày được trình lãnh đạo PGD phê duyệt. Trên cơ sở đó nhà trường triển khai thực hiện, tổ chức quản lý và giám sát thông qua ban điều hành.

– Lên kế hoạch và triển khai đến từng phụ huynh học sinh.

– Tổ chức sắp lớp, sắp xếp phân công giáo viên giảng dạy. xếp thời khóa biểu. Duyệt nội dung đề cương giảng dạy của giáo viên.

– Kiểm tra, dự giờ nhắc nhở việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

  1. Công tác quản lý điều hành, kiểm tra của BGH

Ngay từ đầu năm học, nhà trường thành lập Ban điều hành gồm:

Hiệu trưởng là trưởng ban điều hành, chịu trách nhiệm phụ trách công tác tổ chức, tài chính chịu trách nhiệm chung các họat động tổ chức dạy 2 buổi/ ngày.

Hai Phó Hiệu trưởng là phó ban điều hành phụ trách chuyên môn và CSVC; lập thời khóa biểu và xây dựng kế hoạch chuyên môn; thanh kiểm tra công tác chuyên môn và qui chế; tham mưu trưởng ban trong việc chỉ đạo; quản lý hành chánh, CSVC.

Chủ tịch CĐCS là thành viên chịu trách nhiệm tuyên truyền, tổ chức vận động GV, PH học sinh cùng huy động HS ra lớp, giám sát việc thu chi kinh phí 2 buổi/ ngày. Vận động GV giảng dạy có hiệu quả cho các lớp học 2 buổi / ngày.

Các TTCM (tổ Toán, Ngữ văn, Tiếng anh) là thành viên quản lí nội dung giảng dạy; xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện kiểm tra giám sát trực tiếp giáo viên trong tổ bộ môn giảng dạy.

TKHĐ là thành viên có trách nhiệm ghi biên bản các cuộc họp.

Kế toán, Thủ quỹ là thành viên có trách nhiệm tham mưu và xây kế hoạch thu chi đúng qui định, giúp trưởng ban quản lý và sử dụng tốt các nguồn tài chính.

Trưởng Ban đại diện CMHS là thành viên phối hợp cùng ban điều hành đôn đốc nhắc nhở HS, cha mẹ HS thực hiện đúng kế hoạch đề ra.

Tổ kiểm tra:

P.Hiệu trưởng: phụ trách chuyên môn: Trực tiếp điều hành phụ trách chuyên môn chung.

Tổ trưởng chuyên môn các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng anh: Tham gia quản lý chuyên môn, nề nếp hướng dẫn GV trong tổ, bảo quản tốt CSVC.

GVCN và GV bộ môn: của lớp 2 buổi /ngày phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ giáo dục và giảng dạy do ban điều hành phân công đảm bảo chất lượng và đúng thời khoá biểu.

Tổ kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra việc thực nội qui, nội dung và chương trình giảng dạy và báo cáo thường xuyên, định kỳ cho Ban quản lí.

Việc thực hiện tổ chức 2 buổi/ngày, nhà trường quy định trách nhiệm vai trò, nhiệm vụ của GVCN và GVBM thực hiện giống như việc dạy và học chính khóa.

Quan trọng, trong mỗi học kỳ  có thực hiện 02 lần kiểm tra công tác chuyên môn, giảng dạy của giáo viên dạy lớp 2 buổi/ngày; cuối mỗi học kỳ Ban điều hành có thực hiện việc họp sơ kết rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành, giảng dạy học 2 buổi/ngày.

  1. Đối với Giáo viên chủ nhiệm và GVBM

– Theo dõi và kiểm tra hàng ngày việc học tập, ghi chép của học sinh.

– GVBM xây dựng kế hoạch, có chỉ tiêu cụ thể Soạn nội dung đề cương ôn tập; giảng dạy theo sự phân công của trường; ra đề cho HS kiểm tra.

– GVCN-GVBM báo cáo kết quả học tập của học sinh về cho BGH, phụ huynh học sinh. theo dõi học tập của HS hằng ngày và báo cáo về cho BGH.

– GVCN tuyên truyền vận động công tác thu cho trường để có kinh phí chi trả cho giáo viên bộ môn giảng dạy khi hoàn thành công tác ôn tập.

  1. Đối với PHHS

– Phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình học sinh, đặc biệt là GVBM và GVCN trong học tập và rèn luyện

– Quản lý việc học tập ở nhà của các em và thời gian đi học ở trường.

– Nhắc nhở việc thực hiện nội qui, đạo đức và tác phong học tập của các em.

– Động viên việc học tập của các em, tao điều kiện cho con em tham gia tốt kỳ thi.

Trên đây là kế hoạch dạy 2 buổi/ ngày học sinh lớp 9 năm học 2018 -2019 của trường THCS Tràm Chim./.

 

Nơi nhận:

–  PGD duyệt;

– BGH;

– GVBM, GVCN;

– Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Phạm Thành Công

DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC